Góp ý dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật

Thứ tư - 31/05/2023 10:15 361 0
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp; vừa qua, Sở Tư pháp đã tổ chức họp góp ý đối với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm: Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng thuộc Sở; Phòng Văn bản quy phạm pháp luật và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
Góp ý dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật
Qua hơn 8 năm thi hành Nghị định số 113/2014/NĐ-CP đã đạt được những kết quả nhất định như: Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật được tăng cường, đi vào nền nếp; hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương phù hợp với định hướng, nguyên tắc của Đảng và Nhà nước, qua đó đã hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật và tư pháp. Bên cạnh những kết quả đạt được, một số quy định của Nghị định số 113/2014/NĐ-CP còn chưa phù hợp và việc triển khai thi hành Nghị định số 113/2014/NĐ-CP còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Phạm vi điều chỉnh chưa rõ ràng, còn có sự trùng lặp về quy trình, thủ tục thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác; quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong quản lý, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật chưa được rõ ràng, cụ thể,... Vì vậy, việc xây dựng và ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 113/2014/NĐ-CP là cần thiết để đảm bảo cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng trong hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật.
Tại cuộc họp góp ý dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 113/2014/NĐ-CP, các thành viên tham dự đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Nghị định như:
Về nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp: Đề nghị xem xét, bỏ nguyên tắc “đề xuất” và “thực hiện” nhằm đảm bảo phù hợp với quy định tại Chương II dự thảo Nghị định vì “đề xuất” và “thực hiệnhoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp là một trong những nội dung của “quản lý” hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp. Về hình thức hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp: Đề nghị xem xét lại hình thức “tọa đàm, tập huấn” vì qua rà soát, các quy định tại khoản 3 Điều 4, khoản 3 Điều 7 và điểm c khoản 3 Điều 13 dự thảo Nghị định chỉ quy định về hình thức “hội nghị, hội thảo”; không quy định về hình thức “tọa đàm, tập huấn. Về kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp: Đề nghị xem xét quy định thẩm quyền của Sở Tư pháp trong việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện pháp luật về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp tại địa phương. Đồng thời, cần bổ sung cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý kết quả kiểm tra là “Đoàn kiểm tra” và quy định cụ thể trường hợp cần thiết phải thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để tiến hành kiểm tra hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp ở trung ương và địa phương. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Đề nghị xem xét, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đảm bảo phù hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Thỏa thuận quốc tế.

Tác giả bài viết: Thu Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây