Trích lục giấy khai sinh

xin chào, tôi có khai sinh ở Quang Trung, Nghĩa Bình. Nay tôi muốn trích lục khai sinh nhưng không thể về quê được. Xin quý sở hướng dẫn cách làm trực tuyến hay bưu điện...nào thuận lợi cho trường hợp của tôi không? chân thành cám ơn.

Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 23 Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hộ tịch và nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịchquy định:

Cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch đang lưu giữ Sổ hộ tịch hoặc quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch…”

Hiện nay, Cơ sở dữ liệu hộ tịch chưa được cập nhật hoàn thiện thì việc cấp trích lục giấy đăng ký khai sinh vẫn được cấp căn cứ vào Sổ đăng ký khai sinh nơi cá nhân đã đăng ký khai sinh trước đây. Vì thế, bạn xin cấp trích lục khai sinh phải quay lại nơi từng cấp khai sinh trước đây để thực hiện.

Do đó, bạn có thể trực tiếp thông qua hệ thống bưu chính hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền đến UBND cấp xã nơi đang lưu giữ Sổ hộ tịch để được giải quyết theo quy định pháp luật.

Phòng HC&BTTP

Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản

Ông nội Tôi đã chết, bà nội Tôi làm thủ tục phân chia di sản thừa kế (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đât, tại Hoài Thanh, Hoài Nhơn, Bình Định). Do ba Tôi ở Phú Yên nên không trực tiếp về ký vào văn bản phân chia di sản thừa kế được, vì vậy ba Tôi làm văn bản từ chối nhận di sản thừa kế gửi về cho bà nội Tôi làm thủ tục. Tuy nhiên văn phòng công chứng không đồng ý văn bản từ chối nhận di sản của ba Tôi, vì lý do: văn bản đó công chứng ở xã. Văn phòng công chứng yêu cầu phải công chứng ở phòng công chứng mới có giá trị. Vậy cho Tôi hỏi đúng hay sai và theo điều khoản nào. Tôi chân thành cám ơn !

Trả lời:

Tuy nhiên, tại khoản 6 Điều 5 quy định: “Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà”. Từ căn cứ trên đối với trường hợp của bạn để chứng thựcvăn bản từ chối nhận di sản thì bà bạn phải đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, có nhà (Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) để chứng thực.

Vì vậy, đối với trường hợp bạn Văn phòng Công chứng đề nghị công chứng văn bản từ chối nhận di sản tại tổ chức hành nghề công chứng là đúng quy định.

Phòng HC&BTTP

Ban hành thông báo về tình trạng lưu trữ hộ tịch năm 1975 trở về trước

Cho em hỏi hiện tại sở tư pháp bình định đã ban hành thông báo về tình trạng lưu trữ hộ tịch năm 1975 trở về trước chưa ạ?.

Trả lời:

 Hiện nay Luật Hộ tich năm 2014; các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật hộ tich; các văn chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch của Cục Hộ tich, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp không quy định Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo về tình trạng lưu trữ sổ hộ tịch từ năm 1975 trở về trước, do đó Sở Tư pháp tỉnh Bình Định chưa có cơ sở pháp lý để ban hành văn bản nói trên.

Theo Điều 26, điều 27 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ, quy định: Nếu việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh, kết hôn  trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.Trong thi hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôntrước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và tr li bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch”.

Sở Tư pháp tỉnh Bình Định trả lời cho công dân biết./.
 

Phòng HC&BTTP

Giấy ủy quyền

Cho tôi hỏi là?bây giờ tôi muốn viết giấy ủy quyền cho người khác về tài sản mà giờ tôi đang ở Bình Định không thể đi lại được tôi muốn ủy quyền về chuyện tài sản,nhà ở Gia Lai ở Bình Định làm giấy ủy quyền đóng giấu được không ạ.

Trả lời:

Căn cứ khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng quy định về Công chứng Hợp đồng ủy quyền:“Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền”. Như vậy, đối với trường hợp của bạn không thực hiện làm giấy ủy quyền mà làm Hợp đồng ủy quyền. Để thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền về tài sản, nhà ở Gia Lai thì bạn (là bên ủy quyền) phải đến Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng tại tỉnh Bình Định yêu cầu công chứng Hợp đồng ủy quyền, sau đó gửi Hợp đồng ủy quyền đã được công chứng cho người được ủy quyền cư trú tại địa bàn tỉnh Gia Lai đem đến Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng tại tỉnh Gia Lai để thực hiện công chứng tiếp vào Hợp đồng ủy quyền này là hoàn tất thủ tục. 

Phòng HC&BTTP

THỦ TỤC THAY ĐỔI TÊN CHO CON DƯỚI 1 TUỔI

Sở Tư Pháp cho tôi hỏi Thủ tục các giấy tờ nộp để đổi tên cho con tôi (11 tháng) là bao gồm những giấy tờ ạ? Hiện nay vì tình hình dịch bệnh phức tạp, chồng tôi hiện đang công tác tại Sài Gòn không về địa phương để cùng tôi lên UBND Phường để có mặt làm thủ tục đổi tên cho con, vậy tôi là mẹ, có thể lên làm không? Hay phải đợi chồng tôi về rồi các thủ tục mới được tiến hành? Mong Sở tư pháp trả lời giúp tôi, vì hiện cán bộ Hộ tịch ở Phường có nói “Vẫn tiếp nhận hồ sơ nhưng sau chồng tôi cũng buộc lên làm thủ tục”, Tôi không hiểu là lúc đấy chồng tôi lên Phường để làm gì, trình diện hay ký giấy tờ nào nữa vì Tờ khai là cả 2 vợ chồng tôi đều đã ký xác nhận thay đổi tên cho cháu. Vậy nên tôi muốn hỏi có BẮT BUỘC cả 2 vợ chồng tôi lên UBND Phường làm thủ tục không ạ.

Trả lời:

   1. Về nguyên tắc thay đổi tên

          Tại Khoản 1 Điều 28 Bộ Luật Dân sự 2015, quy định như sau:1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi; e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính; g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định”.

            2. Về thủ tục thay đổi tên

          Theo quy định tại Điều 28 Luật hộ tich quy định:

1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.”

 

          2. Điều kiện thay đổitên

                Khoản1Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định: Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai.

          3. Cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch

            Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định:  Người yêu cầu đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, đăng ký lại kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch; người yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch khác có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.

          4. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch

          Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định: “Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực”.

          * Trường hợp bà Trịnh Thị Ngọc Trang có yêu cầu làm thủ tục thay đổi tên cho con. Bà nộp hồ sơgồm:tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan choUBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây cho con bà hoặc cư trú (nơi thường trú, nơi tạm trú theo Điều 11 Luật Cư trú) của con bà để được hướng dẫn giải quyết. Nếu vợ chồng bà không thể trực tiếp nộp hồ sơ có thể ủy cho người khác thực hiện thay theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp và có quyền lựu chọn cách thức gửi hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ. Tuy nhiên, việc thay đổi tên con phải có sự đồng ý của vợ, chồng  bà và được thể hiện rõ trong Tờ khai.

          Sở Tư pháp tỉnh Bình Định trả lời cho công dân biết./.

Phòng HC & BTTP

Tự chuyển viện để phẫu thuật, hưởng BHYT thế nào?

Bà nội của ông Hữu Trọng (Nghệ An) có thẻ BHYT đối tượng người có công với cách mạng. Bà của ông đã đi khám tại bệnh viện tuyến tỉnh, sau đó đến bệnh viện tại TP. Hà Nội để khám lại. Hiện bà của ông muốn được phẫu thuật ở bệnh viện tại TP. Hà Nội.
Gia đình ông Trọng đã xin giấy chuyển viện của bệnh viện tuyến tỉnh nhưng không được chấp thuận, trường hợp muốn có giấy chuyển viện thì gia đình phải chịu phí 3 triệu đồng.

Ông Trọng hỏi, bệnh viện tuyến tỉnh thực hiện như vậy có đúng không? Bà của ông phẫu thuật tại bệnh viện ở TP. Hà Nội mà không có giấy chuyển tuyến thì có được hưởng 100% BHYT không?

Trả lời:

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Khi vượt quá khả năng chuyên môn, cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm phải chuyển người bệnh lên cơ sở tuyến trên để được khám và điều trị.

Việc chuyển tuyến thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh và người bệnh không phải chi trả bất cứ chi phí nào. Đối với bệnh viện thu phí khi cấp giấy chuyển tuyến, đề nghị ông phản ánh với Sở Y tế để được giải quyết.

Để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT khi điều trị tại Hà Nội, người bệnh cần xuất trình Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám, chữa bệnh tuyến dưới chuyển đến.

Trường hợp bà của ông tự đi mổ tại Hà Nội không có giấy chuyển tuyến thì chỉ được hưởng 60% chi phí điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh và 40% chi phí điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trung ương.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây