-
06/10/2021 05:37:24 PM
-
Đã xem: 85
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Về mặt lý luận và thực tiễn thì hình thức luật pháp là cách thức mà giai cấp cai trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành luật pháp. Trong lịch sử đã có ba hình thức pháp luật là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản luật pháp do các cơ quan có thẩm quyền được Nhà nước trao quyền ban hành. Trong 3 hình thức đó thì hình thức văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiến bộ nhất. Về hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật đó là kết quả của sự tác động của văn bản quy phạm pháp luật đến các quan hệ xã hội so với các yêu cầu, mục tiêu khi ban hành văn bản đó. Nếu như hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thể hiện thuộc tính của các quy phạm pháp luật, thì hiệu quả của một văn bản quy phạm pháp luật lại là những gì mà văn bản đó có thể đem lại trong cuộc sống, là kết quả của sự tương tác giữa pháp luật và xã hội, bởi chức năng chính của pháp luật là điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật hướng cho các chủ thể sống và làm việc một cách hợp tác với nhau, để cùng nhau đạt được những gì họ muốn, vì lợi ích của tất cả thành viên trong xã hội. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống pháp luật hiệu quả là yếu tố rất quan trọng, cần thiết cho sự thịnh vượng, giàu mạnh của các quốc gia. Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và tình hình mới, phát huy tính dân chủ trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, đồng thời khắc phục tình trạng hệ thống pháp luật cồng kềnh, phức tạp, thiếu tính ổn định, tính khả thi.