Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

Thứ tư - 06/10/2021 17:37 272 0
- Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).
- Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân, tạo sự đồng thuận của Nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân trong việc góp ý dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức xã hội và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh đối với việc góp ý dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Nội dung lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) bao gồm:

- Lấy ý kiến về toàn bộ dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), gồm: Quy định chung; Quyền sở hữu và các vật quyền khác; Nghĩa vụ và hợp đồng; Thừa kế; Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; Điều khoản thi hành; Kỹ thuật trình bày các quy định của Bộ luật dân sự. Trong đó, tập trung vào các vấn đề trọng tâm được xác định trong Phụ lục III kèm theo Kế hoạch này;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnhtổ chức lấy ý kiến về các nội dung được xác định tại điểm a Mục này; đồng thời căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung lấy ý kiến về những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của sở, ngành mình và những vấn đề mà sở, ban, ngành, đoàn thể quan tâm;

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận cùng cấp tổ chức lấy ý kiến về các nội dung được xác định tại điểm a Mục này; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tập trung lấy ý kiến sâu về những nội dung liên quan trực tiếp đến đặc thù phát triển kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán ở địa phương và những vấn đề mà địa phương quan tâm.

Hình thức lấy ý kiến, có thể thông qua các hình thức sau đây:

(1) Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản;

(2) Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm;

(3) Thông qua Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp;

(4) Các hình thức phù hợp khác.

Cá nhân gửi ý kiến góp ý bằng văn bản qua đường bưu điện thì không phải dán tem.

- Thời gian lấy ý kiến:

Thời gian lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 05/01/2015 và kết thúc vào ngày 05/4/2015.

Theo địa chỉ: 139 Lê Lợi, TP. Quy Nhơn, Bình Định hoặc qua hộp thư điện tử: sotuphap@stp.binhdinh.gov.vn.

Sau thời hạn trên, tổ chức, cá nhân tiếp tục đóng góp ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) thì gửi đến Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 9 năm 2015 theo địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc qua hộp thư điện tử: boluatdansu@moj.gov.vn

Các ý kiến góp ý của Nhân dân sẽ được Chính phủ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, quyết định./.

File đính kèm

- Bảng so sánh BLDS 2005 và dự thảo lấy ý kiến

- Dự thảo BLDS lấy ý kiến nhân dân

- Phụ lục I-II-III

- Tờ bìa dự thảo BLDS

- Nghị quyết của UBTVQH

- Quyết định của Chính phủ lấy ý kiến nhân dân

- Quyết định của UBND tỉnh ban hành kế hoạch lấy ý kiến

- Kế hoạch của UBND tỉnh lấy ý kiến nhân dân về dự thảo BLDS (sửa đổi)

 

                                                        Gửi ý kiến                                                        

Tác giả bài viết: Sở Tư pháp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây