Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Thứ ba - 14/05/2024 16:18 205 0
Theo đề nghị của Sở Nội vụ; vừa qua, Sở Tư pháp đã tổ chức họp góp ý đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm: Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng thuộc Sở; Phòng Văn bản quy phạm pháp luật và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
Nghị định số 93/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2020, là văn bản có tính pháp lý quan trọng, cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Dân sự về các quyền của tổ chức, cá nhân được thành lập quỹ theo quy định của pháp luật, tạo cơ sở pháp lý nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, trong quá trình thực hiện Nghị định số 93/2019/NĐ-CP đến nay đã phát sinh những khó khăn, vướng mắc, một số quy định chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Do vậy, việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện là cần thiết.
Tại cuộc họp, các thành viên tham dự đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Nghị định như:
Về giải thích từ ngữ: Đề nghị xem xét lại quy định về khái niệm “Người có quan hệ gia đình” là vợ (chồng); bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) theo quy định của pháp luật” vì đối với những người đã lập gia đình thì cả bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng và bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng) cũng là những người có quan hệ gia đình. Về hồ sơ thành lập quỹ: Đề nghị xem xét, quy định rõ phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹphiếu lý lịch tư pháp số 1 hay phiếu lý lịch tư pháp số 2 để thống nhất và dễ áp dụng thực hiện. Về cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ: Đề nghị xem xét, quy định rõ “các cơ quan có liên quan” cần lấy ý kiến về việc cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ là cơ quan nào vì đây là nội dung mới được sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP nên cần được quy định rõ để dễ áp dụng thực hiện. Về hội đồng quản lý quỹ: Đề nghị xem xét đến trường hợp các thành viên của Hội đồng quản lý quỹ có án tích nhưng đã được xóa án tích thì có được tham gia Hội đồng quản lý quỹ hay không để đảm bảo tính khả thi và tính thống nhất khi áp dụng thực hiện; vì hiện tại, dự thảo Nghị định chỉ quy định về phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Hội đồng quản lý quỹ, không quy định rõphiếu lý lịch tư pháp số 1 hay phiếu lý lịch tư pháp số 2 nên không xác định được là người đó đã từng có án tích hay không.

Tác giả bài viết: Thu Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây