Góp ý dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý

Thứ hai - 25/03/2024 08:52 543 0
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp và UBND tỉnh; vừa qua, Sở Tư pháp đã tổ chức họp góp ý đối với dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm: Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng thuộc Sở; Chánh Thanh tra Sở; Lãnh đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý; Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp; Phòng Văn bản quy phạm pháp luật và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
Góp ý dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý
Trợ giúp viên pháp lý là viên chức nhà nước thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo, người có công với cách mạng và các đối tượng chính sách thông qua các hình thức tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, tham gia tố tụng nhằm góp phần bảo đảm công lý cho người dân và thực hiện trách nhiệm xã hội của Nhà nước. Hiện nay, số lượng Trợ giúp viên pháp lý đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thăng hạng từ hạng III lên hạng II và từ hạng II lên hạng I ngày càng tăng. Do vậy, việc xây dựng và ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý là thật sự cần thiết nhằm quy định cụ thể việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức Trợ giúp viên pháp lý để vừa bảo đảm quyền lợi hợp pháp, vừa động viên, thu hút chức danh nghề nghiệp đặc thù này.
Tại cuộc họp, các thành viên tham dự đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Thông tư như:
Về hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý: Đề nghị xem xét, bổ sung thêm thành phần hồ sơ là “Văn bản cử dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý của cấp có thẩm quyền” nhằm đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 3 dự thảo Thông tư. Ngoài ra, tại địa phương, số vụ việc tham gia tố tụng thành công do cơ quan cấp huyện giải quyết rất nhiều; do vậy, Ban soạn thảo nên xem xét, quy định bổ sung thêm hồ sơ là “Xác nhận của Sở Tư pháp về số vụ việc tham gia tố tụng thành công do cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện giải quyết”. Đề nghị xem xét, quy định hình thức nộp hồ sơ dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý là nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu trợ giúp pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho người dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý. Về nội dung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Đề nghị xem xét lại quy định nội dung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp dựa vào việc đánh giá việc đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý dự xét vì ngay từ đầu, viên chức trợ giúp viên pháp lý muốn được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự xét xét thăng hạng tại Điều 3 dự thảo Thông tư; do vậy, tiêu chuẩn, điều kiện dự xét không phải nội dung để xét thăng hạng, nội dung xét thăng hạng nên là một trong các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 6 dự thảo Thông tư. Về xác định viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Đề nghị xem xét, quy định bổ sung thêm điều kiện được xét ưu tiên là “đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” vì tại địa phương, việc khen thưởng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương là rất khó. Đề nghị xem xét, quy định bổ sung thêm điều kiện được xét ưu tiên là “có số vụ việc tham gia tố tụng thành công tại Tòa án nhân dân cấp huyện nhiều hơn” vì tại địa phương, số vụ việc tham gia tố tụng thành công tại Tòa án nhân dân cấp huyện là rất nhiều. Đề nghị nghiên cứu, quy định thứ tự ưu tiên trong trường hợp xét thứ tự ưu tiên trúng tuyển tại điểm b,d,đ khoản 2 Điều 6 dự thảo Thông tư mà viên chức có số lượng vụ việc tham gia tố tụng thành công bằng nhau để dễ áp dụng thực hiện.

Tác giả bài viết: Thu Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây