Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế

Chủ nhật - 11/12/2022 18:34 498 0
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp tại Văn bản số 4712/BTP-VĐCXDPL ngày 28/11/2022 v/v góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
vừa qua, Sở Tư pháp đã tổ chức họp góp ý đối với dự thảo Nghị định nói trên. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm: Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng thuộc Sở; Phòng Văn bản quy phạm pháp luật và Quản lý xử lý vi phạm hành chính. 
Ngày 04/7/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Sau hơn 10 năm thực hiện, công tác pháp chế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh, quốc phòng; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai Nghị định số 55/2011/NĐ-CP còn một số tồn tại, hạn chế về phạm vi, đối tượng điều chỉnh; nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế; tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chếđiều kiện bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức pháp chế. Do vậy, việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP là thật sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tại cuộc họp, các thành viên tham dự đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Nghị định như: Đề nghị nghiên cứu và chỉnh sửa lại quy định về nhiệm vụ Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” của tổ chức pháp chế ở cơ quan thuộc Chính phủđây là nhiệm vụ của Bộ Tư pháp; đối với việc thành lập tổ chức pháp chế, đề nghị chọn phương án 1: “Căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Phòng Pháp chế hoặc ghép tổ chức pháp chế vào Thanh tra để thành lập tổ chức Thanh tra - Pháp chế. Trường hợp cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thành lập tổ chức Thanh tra thì ghép tổ chức pháp chế vào phòng chuyên môn, nghiệp vụ để thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ - Pháp chếNghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ với các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh không quy định việc thành lập Phòng Pháp chế trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; đề nghị cân nhắc lại đối với tiêu chuẩn “Có trình độ cử nhân luật trở lên” của pháp chế viên vì tiêu chuẩn này không phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nên rất khó thực hiện, nhất là ở một số cơ quan có tính chất chuyên ngành (Y tế, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Thông tin Truyền thông, Xây dựng,…) thì việc sử dụng người làm công tác pháp chế có trình độ cử nhân luật thuần túy không phù hợp với yêu cầu công việc trong từng lĩnh vực cụ thể.

Tác giả bài viết: Thu Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây