Góp ý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Thứ hai - 26/09/2022 14:17 981 0
Theo đề nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại Công văn số 80/ĐĐBQH-CTQH ngày 13/9/2022 về việc góp ý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; vừa qua, Sở Tư pháp đã tổ chức họp góp ý đối với dự thảo Luật nói trên. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm: Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng thuộc Sở và Phòng Văn bản quy phạm pháp luật và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
Góp ý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Luật này quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tại cuộc họp, các thành viên tham dự đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Luật như: Đề nghị xem xét, bổ sung thêm điều khoản quy định về đối tượng áp dụng của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở để dễ áp dụng thực hiện; đề nghị xem xét, bổ sung nội dung “thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú” của công dân là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đề nghị bổ sung công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở; đề nghị xem xét, chỉnh sửa lại quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm đảm bảo phù hợp với nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điều 2 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức là “Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự”; đề nghị xem xét lại tính hợp lý và tính khả thi của quy định về hình thức công khai thông tin thông qua mạng xã hội được hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật vì hiện nay, các mạng xã hội hoạt động tràn lan và phổ biến nên việc xác định như thế nào là mạng xã hội được hoạt động hợp pháp và thế nào là mạng xã hội hoạt động bất hợp pháp theo quy định của pháp luật là chưa rõ ràng, cụ thể; đề nghị xem xét lại quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã là đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã vì theo quy định tại Điều 30 Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì chính quyền địa phương ở xã gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã; đề nghị xem xét lại quy định về thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quyết định bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư vì trong trường hợp quyết định của cộng đồng dân cư được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam cấp xã công nhận thì Ủy ban nhân cấp xã không có quyền quyết định bãi bỏ; đề nghị xem xét, bổ sung quy định đối với trường hợp thành viên hộ gia đình có ý kiến khác với ý kiến của đại diện hộ gia đình trong hình thức lấy ý kiến nhân dân thông qua phiếu,...

Tác giả bài viết: B.H

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây