Góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Thứ ba - 28/03/2023 16:24 1.773 0
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xin ý kiến góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); vừa qua, Sở Tư pháp đã tổ chức họp góp ý đối với dự thảo Luật nói trên. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm: Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng thuộc Sở; Phòng Văn bản quy phạm pháp luật và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
Góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thực thi chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập quốc tế tại thời điểm ban hành. Tuy nhiên, qua gần 10 năm triển khai thực hiện, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã bộc lộ những điểm còn hạn chế, bất cập như: Quy định về thời gian đóng tối thiểu để hưởng lương hưu còn dài; diện bao phủ đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH trên thực tế còn thấp; tính tuân thủ pháp luật về BHXH còn thấp, vẫn còn tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH,… Do vậy, việc xây dựng và ban hành Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) là thật sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình tham gia và thụ hưởng các quyền lợi về BHXH, đáp ứng các yêu cầu về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực BHXH.
Tại cuộc họp, các thành viên tham dự đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Luật như: Đề nghị quy định rõ việc công khai về “người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc” được thực hiện trên phương tiện truyền thông nào, ở cấp nào để đảm bảo tính thống nhất và dễ áp dụng thực hiện; đề nghị xem xét lại quy định về thời hạn ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội vì đối với đối tượng là người lao động nghỉ hưu và người được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì thời hạn ủy quyền không quá 06 tháng kể từ ngày xác lập việc ủy quyền là quá ngắn; đề nghị xem xét lại việc giao Chính phủ quy định việc điều chỉnh mức trợ cấp do Luật này quy định vì Luật là văn bản có hiệu lực cao nhất, Chính phủ không có thẩm quyền quy định việc điều chỉnh mức trợ cấp do Luật quy định; đề nghị xem xét đối tượng “người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội” có phải là đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hay không, nếu là đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì nên quy định điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội đối với hai đối tượng khác nhau để dễ áp dụng thực hiện; đề nghị xem xét lại mức trợ cấp cho lao động nữ khi sinh con, lao động nam có vợ sinh con vì so với mức sống hiện nay thì mức trợ cấp này là quá thấp; đề nghị xem xét quy định thống nhất thời hạn nộp hồ sơ để được hưởng trợ cấp thai sản đối với loại hình BHXH tự nguyện và loại hình BHXH bắt buộc.

Tác giả bài viết: Thu Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây