Góp ý dự thảo Thông tư quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật

Thứ tư - 19/10/2022 14:59 578 0
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp tại Văn bản số 3479/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 19/9/2022 v/v góp ý dự thảo Thông tư quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; vừa qua, Sở Tư pháp đã tổ chức họp góp ý đối với dự thảo Thông tư nói trên. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm: Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng thuộc Sở và Phòng Văn bản quy phạm pháp luật và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
Góp ý dự thảo Thông tư quy định chi tiết việc xem xét,  đánh giá tình hình thi hành pháp luật
Thời gian qua, nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP quy định còn chung chung, chưa phù hợp, thiếu tính khả thi nên gây khó khăn, lúng túng cho các bộ, ngành và địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Do vậy, để triển khai thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CPNghị định số 32/2020/NĐ-CP một cách đầy đủ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong tình hình mới thì việc ban hành Thông tư quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tại cuộc họp, các thành viên tham dự đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Thông tư như: Đề nghị quy định việc xem xét, đánh giá tính kịp thời của việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật căn cứ vào việc chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết nhằm đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung năm 2020); đề nghị quy định thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xem xét, xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với các văn bản quy định chi tiết được ban hành không đầy đủ, kịp thời nhằm đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 7, Điều 10a Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; đề nghị bổ sung quy định về tính khả thi của văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật được xem xét ở khía cạnh chi phí, lợi ích thực tế, tác động của văn bản lên các mối quan hệ được văn bản điều chỉnh và hiệu quả tuân thủ của các đối tượng được văn bản điều chỉnh; đề nghị bổ sung các biểu mẫu để tổng hợp thông tin về tính phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật; đề nghị xem xét, chỉnh sửa quy định về việc xem xét, đánh giá tính phù hợp của tổ chức bộ máy căn cứ vào “văn bản, đề án về tổ chức bộ máy” vì nếu quy định về tổ chức, bộ máy trong văn bản, đề án không phù hợp với tổ chức, bộ máy trong thực tiễn thì kết quả đánh giá tính phù hợp của tổ chức bộ máy theo quy định trên chỉ mang tính hình thức, không khả thi khi áp dụng thực hiện (việc xem xét, đánh giá tính phù hợp của tổ chức bộ máy cần căn cứ vào kết quả đánh giá hiệu quả công việc, kết quả khảo sát, rà soát tính phù hợp giữa nhiệm vụ và nhân lực,…); đề nghị xem xét, đưa ra nhận định về mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân dựa vào tiêu chí về kỷ luật, khiếu nại, tố cáo; đề nghị xem xét, điều chỉnh các biểu mẫu, danh mục, danh sách ban hành kèm theo Thông tư theo hướng kết hợp nội dung của các biểu mẫu, danh mục, danh sách nhằm tinh gọn số biểu mẫu, danh mục, danh sách mà các cơ quan chuyên môn phải thực hiện.

Tác giả bài viết: Thu Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây