Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Sở Tư pháp

Thứ tư - 08/12/2021 20:55 499 0
Ngày 03/12/2021, Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 51/KH-STP về Cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2025. Mục đích của Kế hoạch nhằm cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Quyết định số 3809/QĐ-UBND ngày 14/09/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 – 2025.
(ảnh minh họa)
(ảnh minh họa)
Mục tiêu cụ thể đến 2025
Về cải cách thể chế, cơ bản hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà nước, trọng tâm là thể chế về tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển. Tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường; tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Hoàn thiện thể chế và các khung khổ pháp lý để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng, phát triển Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh.
Về cải cách “thủ tục hành chính” (TTHC), hoàn thành việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
- Phấn đấu 100% TTHC của Sở có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4. Trong số đó, ít nhất 80% TTHC được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%.
- Thường xuyên rà soát đơn giản hóa TTHC nhằm đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong giải quyết công việc hành chính, nâng mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp về TTHC đạt mức trên 90%.
- Tối thiểu 80% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên.
- Giai đoạn 2022 - 2025 số hóa kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở mỗi năm tăng tối thiểu 20%; phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.
- Tiếp tục duy trì thực hiện giải quyết TTHC 100% trước hạn, đúng hạn, không để xảy ra tình trạng trễ hạn trong giải quyết TTHC.
- 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.
Về Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực,  hiệu quả theo quy định của pháp luật, quy định khung của Chính phủ và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của Sở Tư pháp đạt tối thiểu 90%.
Về cải cách chế độ công vụ, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước.
- Tỷ lệ công chức, viên chức trong cơ quan có trình độ chuyên môn sau đại học đạt từ 10% trở lên; phấn đấu đến năm 2025 đạt 100% công chức, viên chức đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.
Về cải cách tài chính công, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước phân bổ cho cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự sáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt việc cân đối, thu chi ngân sách hợp lý; kiểm soát tham nhũng tại cơ quan.
Về xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành (không bao gồm nội dung mật) được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.
- 100% dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Triển khai Hệ thống phục vụ họp trực tuyến và xử lý công việc của cơ quan trên môi trường số. - 90% hồ sơ công việc tại cơ quan được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ  sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
Các nhiệm vụ và giải pháp trong công tác chỉ đạo điều hành
Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ về công tác CCHC; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu của các phòng, đơn vị trong việc đề xuất các sáng kiến, ý tưởng, giải pháp, chương trình, đề án để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch CCHC của Sở và theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tiếp tục phát huy và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về CCHC; đa dạng hình thức, phương tiện thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp và xã hội về các chủ trương, chính sách, nội dung CCHC.
- Bố trí đủ nguồn tài chính cho CCHC. Quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ làm công tác CCHC.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ CCHC, trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức; chú trọng kiểm tra việc khắc phục những tồn tại, khuyết điểm đã được nêu ra trong kỳ kiểm tra trước. Kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác CCHC, đồng thời, xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị vi phạm.
Thực hiện tốt công tác phối hợp trong giải quyết TTHC; điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với các hoạt động trong thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức Sở Tư pháp… 

Tác giả bài viết: V.H

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây