Góp ý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi)

Thứ năm - 14/10/2021 16:24 461 0
Theo đề nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại Công văn số 66/ĐĐBQH-CTQH ngày 06/10/2021 về việc góp ý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi); vừa qua, Sở Tư pháp đã tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Luật nói trên.
Đối tượng được lấy ý kiến bao gồm: Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng chuyên môn thuộc Sở và Phòng Văn bản quy phạm pháp luật và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
Luật Điện ảnh (sửa đổi) gồm 08 chương và 50 điều, quy định về hoạt động điện ảnh; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh và quản lý nhà nước về điện ảnh. Luật này được áp dụng đối với các đối tượng là cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hoạt động điện ảnh tại Việt Nam và ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài gia hoạt động điện ảnh tại Việt Nam; cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động điện ảnh.
Các thành viên được lấy ý kiến đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Luật như: Tại phần giải thích từ ngữ, đề nghị xem xét, bổ sung thêm một số từ ngữ chuyên ngành cần giải thích như: Phim chuyên ngành, phim chuyên đề, phim nước ngoài; tại Điều 10 của Dự thảo, đề nghị quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh là “Phát hành, phổ biến phim trên hệ thống rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và nơi công cộng mà chưa được biên tập, cấp Quyết định phát sóng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại Điều 23 Luật này” vì hiện tại, Dự thảo quy định các hành vi này không rõ ràng, dẫn đến cách hiểu sai khi áp dụng thực hiện; đề nghị xem xét, quy định thống nhất một hình thức hợp đồng cung cấp dịch vụ sản xuất phim, không nên quy định văn bản thỏa thuận cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài vì hình thức hợp đồng thể hiện sự ràng buộc và trách nhiệm cao hơn so với văn bản thỏa thuận, trong trường hợp xử lý hậu quả sẽ đảm bảo hơn so với hình thức văn bản thỏa thuận; tại Điều 15, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc chọn phương án 2: “Giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng (đối với phim có nội dung, đề tài phục vụ nhiệm vụ chính trị) hoặc đấu thầu (đối với phim có các nội dung khác)” nhằm xác định thêm hình thức đấu thầu trong sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước, vừa tạo sự đa dạng trong hình thức, vừa đảm bảo công khai, minh bạch và tạo thuận lợi cho các nhà sản xuất phim đủ các điều kiện có thể tham gia vào hoạt động sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước; đề nghị xem xét, quy định thêm đối tượng được giảm giá vé khi xem phim tại rạp chiếu phim là trẻ em, thiếu niên,...; đề nghị quy định cụ thể thời gian tổ chức liên hoan phim định kỳ là bao nhiêu năm và trong trường hợp không thể tổ chức liên hoan phim định kỳ thì việc tổ chức liên hoan phim sẽ diễn ra vào thời gian nào để dễ áp dụng thực hiện trong thực tiễn thi hành pháp luật,...

Tác giả bài viết: Thu Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây