Kế hoạch đã xác định một số hoạt động chủ yếu trong Tháng hành động, cụ thể như sau:
1. Ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo: Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm các cấp ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2023 phù hợp với điều kiện, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, địa phương.
2. Tổ chức các hội nghị, hội thảo: Tùy từng điều kiện cụ thể, các đơn vị, địa phương tổ chức các hội nghị, hội thảo với số người tham gia và hình thức tổ chức phù hợp. Các hội nghị, hội thảo tập trung phổ biến về tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam; Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định mới liên quan đến phòng chống HIV/AIDS; Tư vấn và xét nghiệm HIV; Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV (PrEP); Điều trị HIV/AIDS; Công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS; Thông tin, truyền thông về các thành tựu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; Tổ chức gặp mặt, sinh hoạt, hội thảo với người nhiễm HIV, người dễ bị tổn thương với HIV để truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV; Tổ chức các sự kiện K=K (không phát hiện = không lây truyền) tại các tỉnh, thành phố; Tổ chức các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả như: Xét nghiệm HIV tại cộng đồng do nhân viên cộng đồng thực hiện; mô hình trong dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và chống kỳ thị phân biệt đối xử.
3. Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS như: Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2023; Tổ chức Lễ mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12; Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12./.