Theo đó:
- Về chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã gồm:
(i) Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra; (ii) Văn phòng Đảng ủy; (iii) Tổ chức; (iv) Tuyên giáo; (v) Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra; (vi) Dân vận; (vii) Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; (viii) Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; (ix) Phó Chủ tịch Hội Nông dân (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); (x) Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; (xi) Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; (xii) Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự; (xiii) Trưởng Đài truyền thanh; (xiv) Nông - Lâm - Ngư nghiệp; (xv) Xây dựng - Đô thị; (xvi) Giao thông - Thủy lợi; (xvii) Tài nguyên - Môi trường; (xviii) Công nghệ thông tin; (xix) Văn thư - Lưu trữ.
Căn cứ các chức danh và số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã được giao hằng năm, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quyết định số lượng cụ thể người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở từng đơn vị hành chính cấp xã và bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã thuộc phạm vi quản lý cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị hành chính cấp xã.
- Về mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã:
(i) Người hoạt động không chuyên trách cấp xã được hưởng mức phụ cấp hằng tháng bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/người/tháng (bao gồm mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).
(ii) Ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phụ cấp tăng thêm đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã (đảm bảo tương quan hợp lý với mức lương bậc 1 của công chức cấp xã có cùng trình độ đào tạo), cụ thể như sau: Hỗ trợ 0,36 lần mức lương cơ sở/người/tháng đối với người có trình độ Trung cấp; Hỗ trợ 0,60 lần mức lương cơ sở/người/tháng đối với người có trình độ Cao đẳng; Hỗ trợ 0,84 lần mức lương cơ sở/người/tháng đối với người có trình độ Đại học trở lên.
(iii) Mức hỗ trợ quy định tại muc (ii) nêu trên không được tính để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Về chức danh, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố:
(i) Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố gồm: Bí thư chi bộ, Trưởng thôn/Trưởng khu phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận.
(ii) Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; khu phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, khu phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, khu phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở xã đảo; trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành khu phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã: Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố được hưởng mức phụ cấp bằng 2,0 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
Đối với các thôn, khu phố còn lại: Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố được hưởng mức phụ cấp bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
(iii) Mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố đã bao gồm hỗ trợ bảo hiểm y tế 3% mức lương cơ sở/người/tháng.
- Về chức danh, mức hỗ trợ hằng tháng đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố:
(i) Người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố gồm: Phó Trưởng thôn, khu phố; Chi hội trưởng Nông dân, Chi hội trưởng Phụ nữ, Chi hội trưởng Cựu chiến binh, Bí thư Chi đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
(ii) Mức hỗ trợ hằng tháng đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố: Phó Trưởng thôn, khu phố: 1.260.000 đồng/người/tháng; Chi hội trưởng Nông dân, Chi hội trưởng Phụ nữ, Chi hội trưởng Cựu chiến binh, Bí thư Chi đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: 540.000 đồng/người/tháng.
- Về Mức phụ cấp kiêm nhiệm, mức hỗ trợ kiêm nhiệm:
(i) Người kiêm nhiệm các chức danh mà giảm được 01 (một) người thì được hưởng 100% mức phụ cấp kiêm nhiệm hoặc mức hỗ trợ của chức danh kiêm nhiệm quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 5, 6 Điều 1 Nghị quyết này.
(ii) Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng chỉ được hưởng một mức kiêm nhiệm cao nhất.
(iii) Phụ cấp kiêm nhiệm không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Về mức khoán kinh phí hoạt động đối với các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã và ở thôn, khu phố:
(i) Mức khoán kinh phí hoạt động đối với các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh) là: 35 lần mức lương cơ sở/năm. Mức khoán kinh phí này bao gồm: kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã; phụ cấp Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên, phụ cấp Trưởng ban Ban Thanh tra nhân dân với 0,2 lần mức lương cơ sở/người/tháng; phụ cấp các thành viên còn lại của Ban Thanh tra nhân dân với 0,1 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
(ii) Mức hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với Ban Công tác Mặt trận, Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Nông dân, Chi hội Cựu chiến binh ở thôn, khu phố là: 1.000.000đồng/tổ chức/năm.
(iii) Ngoài mức khoán, hỗ trợ quy định tại mục (i), (ii), căn cứ khả năng ngân sách và thẩm quyền chi theo phân cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét quyết định bổ sung kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị - xã hội phù hợp yêu cầu nhiệm vụ.
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 (thay thế Nghị quyết số 37/2020/NQ-HĐND ngày 06/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh)./.