Góp ý dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

Thứ tư - 27/04/2022 16:37 482 0
 Theo đề nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại Công văn số 34/ĐĐBQH-CTQH ngày 19/10/2022 về việc góp ý dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); vừa qua, Sở Tư pháp đã tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Luật nói trên. Đối tượng được lấy ý kiến bao gồm: Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng thuộc Sở và Phòng Văn bản quy phạm pháp luật và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
ảnh minh họa
ảnh minh họa
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh.
  Các thành viên được lấy ý kiến đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Luật như: Đề nghị quy định cụ thể trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không chấp nhận yêu cầu tại khoản 1 Điều 23 dự thảo Luật thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chấm dứt hợp đồng bảo hiểm; về hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, đề nghị quy định rõ lý lịch tư pháp được cấp ở thời điểm nào (trong thời hạn bao nhiêu ngày tính đến ngày nhận hồ sơ) và bản sao các văn bản, chứng chỉ phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật công chứng, chứng thực; về nội dung Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, đề nghị chọn phương án 2: Giao Chính phủ quy định chi tiết Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm nhằm có cơ chế cụ thể để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phá sản hoặc mất khả năng thanh toán; ngoài ra, Ban soạn thảo cũng nên có sự đánh giá chi tiết, cụ thể về thực trạng thành lập, tổ chức, trích lập và quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm hiện nay để tham mưu Chính phủ quy định chi tiết nhằm đảm bảo hoạt động quản lý Quỹ đạt hiệu quả, tránh tình trạng tiêu cực có thể xảy ra; về công tác thanh tra hoạt động bảo hiểm, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc đến quy định về tiêu chuẩn của công ty kiểm toán độc lập, công ty tư vấn hoặc chuyên gia được thuê để đánh giá, có ý kiến chuyên môn một số nội dung về tổ chức, hoạt động, tài chính của đối tượng thanh tra vì các ý kiến nhận xét, đánh giá này sẽ là cơ sở pháp lý để ban hành kết luận thanh tra sau khi kết thúc cuộc thanh tra,...   

Tác giả bài viết: Thu Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây