Góp ý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động

Thứ năm - 12/05/2022 10:02 306 0
 Theo đề nghị của Công an tỉnh tại Công văn số 412/CAT-PK02 ngày 20/4/2022 v/v góp ý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động; vừa qua, Sở Tư pháp đã tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Luật nói trên. Đối tượng được lấy ý kiến bao gồm: Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng thuộc Sở và Phòng Văn bản quy phạm pháp luật và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
Luật này quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát cơ động; điều kiện đảm bảo và chế độ, chính sách đối với Cảnh sát cơ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
  Các thành viên được lấy ý kiến đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Luật như: Đề nghị xem xét bỏ toàn bộ nội dung quy định về nhiệm vụ bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội, bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Cảnh sát cơ động vì nội dung này đã được quy định cụ thể tại điểm c khoản 3 Điều 9 dự thảo Luật; đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm hoàn trả người được huy động làm nhiệm vụ ngay sau khi trường hợp cấp bách chấm dứttrách nhiệm giải quyết chế độ, chính sách cho người, phương tiện, thiết bị dân sự được huy động làm nhiệm vụ mà bị thiệt hại; đề nghị bổ sung thêm một điều khoản quy định về đối tượng áp dụng của Luật Cảnh sát cơ động để xác định cụ thể nội hàm, đối tượng chịu tác động của Luật,…
Ngoài ra, Dự án Luật này phân cấp cho Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết đối với 9 nội dung trong tổng số 33 điều; qua đó cho thấy, Luật được ban hành nhưng nhiều quy định không có giá trị thi hành trong thực tiễn, phải đợi văn bản quy định chi tiết ban hành. Điều này sẽ dẫn đến thực tế là tính khả thi của Dự án Luật không cao, Luật đã ban hành và có hiệu lực thi hành nhưng nếu chưa có văn bản quy định chi tiết thì vẫn chưa thể áp dụng. Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì “Dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết”. Như vậy, để đảm bảo hiệu lực thi hành của Dự án Luật thì đồng thời với việc chuẩn bị trình dự án Luật, Chính phủ, Bộ Công an phải chuẩn bị ban hành nhiều Nghị định và Thông tư quy định chi tiết. Điều này đặt ra những áp lực nhất định đối với Chính phủ, Bộ Công an và phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng của Dự án Luật cũng như các văn bản quy định chi tiết. Đây cũng là một trong những vấn đề cần thiết Quốc hội phải quan tâm khi xem xét thông qua Dự án Luật.

Tác giả bài viết: Thu Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây