Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Thứ năm - 12/05/2022 10:05 534 0
Theo đề nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại Công văn số 35/ĐĐBQH-CTQH ngày 19/4/2022 về việc góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; vừa qua, Sở Tư pháp đã tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Luật nói trên. Đối tượng được lấy ý kiến bao gồm: Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng thuộc Sở và Phòng Văn bản quy phạm pháp luật và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
ảnh minh họa
ảnh minh họa
Các thành viên được lấy ý kiến đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Luật như:
1. Đối với những vấn đề cần xin ý kiến:
Về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước: Lựa chọn Phương án 1 là hợp lý và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới vì thương mại hóa kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ là cần thiết cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, đây là một chính sách hoàn toàn mới nên cần có đánh giá tác động của chính sách; trong đó, cần phải làm rõ tác động tích cực và tiêu cực của chính sách và nên cân nhắc thực hiện theo lộ trình đối với một số đối tượng nhất định.
Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ): Đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bỏ Điều 211 trong Luật Sở hữu trí tuệ Điều 4 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã giao Chính phủ có thẩm quyền quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt, đối tượng bị xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước
2. Đối với dự thảo Luật:
Đề nghị xem xét, chỉnh sửa tên của dự thảo Luật cho phù hợp vì nội dung của dự thảo Luật không chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (Điều 1) mà còn sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan và Luật Khoa học và công nghệ (Điều 2); đề nghị xem xét, chỉnh sửa lại việc giải thích từ ngữ đối với khái niệm “nhãn hiệu nổi tiếng” và khái niệm “chỉ dẫn địa lý đồng âm” cho phù hợp vì theo cách giải thích của dự thảo Luật thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập; đề nghị không quy định chi tiết về nội dung và hình thức của đơn khiếu nại vì nội dung này đã được Luật Khiếu nại quy định cụ thể, chi tiết; đề nghị quy định cụ thể điều kiện về trình độ chuyên môn để được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng (phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành gì thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng),… Ngoài ra, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã đưc ban hành 17 năm; Luật đã được sửa đổi, bổ sung 2 lần vào năm 2009 và năm 2019; lần này lại tiếp tục sửa đổi, bổ sung nên rất khó khăn cho tổ chức, cá nhân khi nghiên cứu và áp dng thực hiện. Do đó, để đảm bảo hiệu quả và khả thi hơn, đề nghQuốc hội xem xét, ban hành Luật Sở hữu trí tuệ mới để thay thế cho Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.                                                                                     
                                                                                     

Tác giả bài viết: Thu Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây