Luật này quy định về nguyên tắc, chính sách, hoạt động phòng thủ dân sự, phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp, lực lượng phòng thủ dân sự, quyền và nghĩa vụ của công dân; chế độ chính sách và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng thủ dân sự.
Tại cuộc họp, các thành viên tham dự đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Luật như: Đề nghị bổ sung quy định về đối tượng áp dụng của dự thảo Luật Phòng thủ dân sự; đề nghị quy định cụ thể nội dung chương trình đào tạo phòng thủ dân sự tại các nhà trường, học viện và nội dung chương trình huấn luyện phòng thủ dân sự cho các lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm, rộng rãi để đảm bảo tính thống nhất và dễ áp dụng thực hiện; đề nghị bổ sung quy định trong trường hợp mức độ rủi ro về thảm họa, sự cố vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh báo cáo lên cơ quan cấp trên nào để chỉ đạo, chỉ huy và áp dụng biện pháp ứng phó phù hợp; đề nghị bổ sung nội dung quy định của điều khoản chuyển tiếp; đề nghị quy định cụ thể về diễn tập phòng thủ dân sự tại các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; đề nghị rà soát, viện dẫn chính xác điều khoản quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban bố, công bố, bãi bỏ và áp dụng các biện pháp trong tình trạng khẩn cấp; đề nghị rà soát, viện dẫn chính xác điều khoản quy định về các biện pháp áp dụng trong tình trạng trạng khẩn cấp,...