Thành phần dự họp bao gồm: Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng thuộc Sở; Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp; Phòng Văn bản quy phạm pháp luật và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
Tại cuộc họp, các thành viên tham dự đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Thông tư như: Đề nghị quy định cụ thể “các hoạt động khác thuộc phạm vi quản lý về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp” là hoạt động gì để có cơ sở quy định quy chuẩn chuyên môn trong giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; đề nghị bổ sung quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại địa phương cho phù hợp theo quy định của Luật Giám định tư pháp; đề nghị liệt kê cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật làm quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; đề nghị quy định thống nhất nơi tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp là đơn vị đầu mối quản lý chung công tác giám định tư pháp của cơ quan, tổ chức để giao đơn vị trực thuộc cơ quan, đơn vị thực hiện giám định theo quyết định trưng cầu giám định; đề nghị quy định cụ thể về thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp bình thường và trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn được xác định bắt đầu kể từ thời điểm nào nhằm tạo cơ sở cho việc xác định thời hạn giám định tư pháp trong thực tiễn; đề nghị quy định thống nhất cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; đề nghị bổ sung một số quy định về điều kiện cơ sở vật chất của tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức chuyên môn được trưng cầu thực hiện giám định như: Máy móc, trang thiết bị làm việc, điều kiện ánh sáng,…