Cũng trong khuôn khổ thực hiện 02 Đề án, trong chiều ngày 16/7/2018, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức tập huấn cho cán bộ giúp việc của 02 Đề án; Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ 11 huyện, thị xã, thành phố và Hội Liên hiệp Phụ nữ 6 xã xây dựng mô hình điểm.
Mục tiêu của các Đề án và Kế hoạch triển khai là nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành, phát huy vai trò chủ động của phụ nữ trong tham gia giải quyết có hiệu quả một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao hiểu biết của phụ nữ về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về khởi nghiệp nhằm thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ.
Đề án 938 sẽ được triển khai trong 10 năm (2017-2027) và chia làm 2 giai đoạn: 2017-2022 và 2022-2027 với các nhiệm vụ chính là nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động phụ nữ giữ gìn, rèn luyện đạo đức, ý thức pháp luật, chủ động tham gia giải quyết hiệu quả một số vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ; xây dựng các mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ chủ động giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ; nghiên cứu, đề xuất chính sách; giám sát việc thực thi pháp luật,…
Đề án 939 về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” được triển khai thực hiện trong 08 năm và cũng chia làm 02 giai đoạn: 2018-2020; 2020-2025” với các nội dung: Tuyên truyền, vận động phụ nữ nâng cao nhận thức về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh; hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp;…
Đối với cả 02 Đề án này, Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật có liên quan đến Đề án; xem xét việc thực hiện lồng ghép vấn đề giới trong xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực của Đề án.
Tác giả bài viết: N.Q