Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến đối với dự thảo Quyết định. Trong đó, đa số các đại biểu thống nhất về sự cần thiết xây dựng, ban hành Đề án bởi vì như dự thảo Tờ trình đã đánh giá tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở là lực lượng giúp cho địa phương ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Về nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, có đại biểu cho rằng, đối tượng của Đề án là Hòa giải viên ở cơ sở, tuy nhiên các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án thì chưa tập trung hướng về đối tượng này mà chủ yếu tập trung cho đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp tỉnh, huyện và xã. Điều này chưa phù hợp với quan điểm, yêu cầu và mục tiêu đặt ra của Đề án.
Kinh phí bảo đảm thực hiện Đề án, đa số đại biểu thống nhất theo loại ý kiến thứ nhất đã được Bộ Tư pháp thể hiện trong dự thảo Đề án, kinh phí thực hiện Đề án được thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành. Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án do các cơ quan, tổ chức ở Trung ương chủ trì thực hiệnvà hỗ trợ thực hiện Đề ánđối với các huyện nghèo, xã nghèotheo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, Nghị quyết số 80/NQ-CP nhằm khắc phục khó khăn cho các huyện nghèo, xã nghèo, bảo đảm sự đồng đều trong tổ chức thực hiện Đề án trên toàn quốc.Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án do cơ quan, tổ chức ở địa phương chủ trì thực hiện./.
Tác giả bài viết: Mỹ Cẩm