Để đạt được các mục tiêu, Nghị quyết đề ra 5 nhiệm vụ và 8 nhóm giải pháp chủ yếu cho các bộ, ngành, địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT. Trong đó, riêng ngành tư pháp có các giải pháp cụ thể như sau:
- Ban hành quy định pháp lý về chứng từ, hồ sơ điện tử thay thế chứng từ, hồ sơ giấy;
- Xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc: cấp lý lịch tư pháp, thực hiện xong trước ngày 01/01/2016; đăng ký giao dịch bảo đảm về động sản (trừ tàu bay, tàu biển) và các dịch vụ công trong lĩnh vực quốc tịch, thực hiện xong trước ngày 01/01/2017;
- Triển khai, nâng cấp và hoàn thiện các hệ thống thông tin về quản lý hộ tịch, văn bản quy phạm pháp luật thống nhất từ Trung ương đến địa phương; tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền; và đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử đảm bảo thiết lập cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc;
- Thực hiện khai sinh, khai tử qua mạng điện tử;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, bảo đảm kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia.
Như vậy, trong thời gian tới ngành tư pháp phải tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả một số các giải pháp về ứng cụng CNTT trong quản lý và thực hiện thủ tục hành chính của ngành để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý cũng như phục vụ cho người dân, doanh nghiệp, góp phần công khai, minh bạch hoạt động của cơ qua nhà nước nói chung thông qua môi trường mạng./.
Tác giả bài viết: LN