Việc tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW đã được cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo nghiêm túc. Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên của Sở Tư pháp về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về chiến lược cải cách tư pháp, về vị trí vai trò của hoạt động tư pháp trong đời sống xã hội được nâng lên.
Tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp đã và đang được nghiên cứu từng bước hướng tới sự hoàn thiện cả về hệ thống tổ chức cả về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền hoạt động.
Các cơ quan bổ trợ tư pháp và đội ngũ cán bộ bổ trợ tư pháp đang ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp theo định hướng của chất lượng cải cách tư pháp đã đề ra. Công tác tổ chức cán bộ của Sở Tư pháp từng bước được kiện toàn.
Bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn một số tồn tại hạn chế đó là; Sự phối hợp giữa các hoạt động tư pháp có lúc chưa chặt chẽ, công tác tuyên truyền chưa có sự đồng bộ;công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp mới chỉ ở những biện pháp thanh tra, kiểm tra; các khiếu kiện tư pháp có trường hợp giải quyết chưa kịp thời hoặc giải quyết chưa triệt để nên đương sự tiếp tục khiếu kiện; chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp một số lĩnh vực còn hạn chế; đội ngũ cán bộ công chức ở các cơ quan tư pháp còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; tinh thần trách nhiệm một bộ phận chưa cao.
Đội ngũ cán bộ còn thiếu, trình độ không đồng đều… là những vấn đề còn tồn tại từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW về cải cách tư pháp. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã khá hơn, song vẫn chưa mang tính đồng bộ, tổng thể và tiến hành còn chậm./.
Tác giả bài viết: B.H