Theo đồng chí Lý Tiết Hạnh, sau 04 năm thi hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, hoạt động đấu giá tài sản đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần phát triển dịch vụ bán đấu giá tài sản ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, đáp ứng nhu cầu của cá nhân, tổ chức về đấu giá tài sản trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển mới, các quan hệ xã hội có nhiều thay đổi, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP bộc lộ một số bất cập như chất lượng đội ngũ đấu giá viên chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; chưa có chế tài hữu hiệu để giải quyết tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông đồng, dìm giá trong các phiên đấu giá và cơ chế cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản chưa được chặt chẽ, những hạn chế này đặt ra yêu cầu phải ban hành Luật Đấu giá tài sản để tạo cơ sở pháp lý thống nhất trong hoạt động đấu giá tài sản, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ cho hoạt động này trong tình hình mới. Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp xây dựng dự thảo Luật và đượctổchứclấyý kiếncủacácBộ, ngành, Hộiđồngnhândân, Ủybannhândân, các SởTư pháp, cácTrungtâmdịchvụbánđấugiá tàisản, doanhnghiệpđấugiá tàisản và các cá nhân, tổ chức. Dự thảo cũng đã được các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần phải lấy ý kiến để hoàn thiện hơn, cụ thể đó là các vấn đề về đấu giá viên như tiêu chuẩn đấu giá viên, người được miễn đào tạo nghề đấu giá viên, tập sự hành nghề đấu giá viên, chứng chỉ hành nghề đấu giá viên, quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên; hình thức doanh nghiệp đấu giá tài sản và Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; các loại tài sản bán đấu giá; hình thức, phương thức đấu giá...
Phát biểu tại Hội nghị các đại biểu tham gia góp ý đầy đủ, nghiêm túc về những vấn đề lớn của Dự thảo, về cơ bản các đại biểu đều nhất trí với nội dung dự thảo Luật. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng cần phải cân nhắc thêm quy định về miễn đào tạo nghề đấu giá, bởi vì nghề đấu giá ngoài yêu cầu về trình độ pháp lý thì kỹ năng và nghiệp vụ rất đặc thù phải qua đào tạo, tập sự mới có thể hành nghề, đặc biệt là trong điều kiện chất lượng của đấu giá viên đang hạn chế như hiện nay. Tại Hội nghị các đại biểu cũng góp ý về các quy định còn bất cập như truất quyền tham dự cuộc đấu giá cần phải quy định cụ thể trong luật hoặc giao Chính phủ, Bộ Tư pháp quy định những trường hợp nào đấu giá viên được truất quyền; bỏ quy định về người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận số vòng đấu giá; bỏ quy định phải niêm yết việc đấu giá nơi có bất động sản vì nếu bất động sản là quyền sử dụng đất thì khó thực hiện…Ngoài ra, các đại biểu cũng góp ý cụ thể cho từng điều khoản khác của dự thảo Luật.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Lý Tiết Hạnh ghi nhận và cám ơn các đại biểu đã dành thời gian nghiên cứu nghiêm túc và có ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật, Đoàn sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến góp ý của các đại biểu.
Tác giả bài viết: Trần Thị Túy