Một số nội dung cần hoàn thiện cơ chế pháp luật về đấu giá tài sản

Thứ tư - 06/10/2021 17:37 133 0
Sau 04 năm thi hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, hoạt động bán đấu giá tài sản trong cả nước đã có bước phát triển đáng kể, các loại tài sản bắt buộc bán đấu giá ngày càng được mở rộng, số hợp đồng bán đấu giá thành, giá trị tài sản bán được cao hơn nhiều so với giá khởi điểm ngày càng tăng, thu ngân sách Nhà nước thông qua hoạt động bán đấu giá đạt hiệu quả ngày càng cao, bước đầu khẳng định hiệu quả của chủ trương xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động bán đấu giá tài sản vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bán đấu giá tài sản chưa đồng bộ; chất lượng của đội ngũ đấu giá viên chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên nghiệp hóa; hoạt động của các tổ chức bán đấu giá còn nhiều bất cập; công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản chưa cao. Vì vậy, việc xây dựng Dự án Luật Đấu giá tài sản theo hướng xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa hoạt động bán đấu giá tài sản trên cơ sở chủ trương, đường lối, quan điểm của Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết số49-NQ/TW của Bộ Chính trị nhằm tạo cơ chế pháp lý chung về trình tự, thủ tục, áp dụng thống nhất cho việc bán đấu giá các loại tài sản. Đồng thời, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ đấu giá viên, tăng cường trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên trong hoạt động hành nghề, đặc biệt là tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp của đấu giá viên; nâng cao chất lượng hoạt động bán đấu giá tài sản cũng như phát triển các tổ chức bán đấu giá tài sản mang tính chuyên nghiệp cao và tăng cường cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia đấu giá. Tuy nhiên, dự thảo Luật Đấu giá tài sản vẫn còn nhiều nội dung chưa phù hợp với thực tiễn, yêu cầu hoặc bản chất của công tác đấu giá tài sản. Nhằm hoàn thiện các cơ chế pháp luật về đấu giá tài sản xin đề xuất, trao đổi một số nội dung sau:

Thứ nhất: Về điều kiện phải có thời gian công tác từ 05 năm trở lên mới được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá

Hiện dự thảo Luật quy định người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng muốn tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá thì phải có thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 05 năm trở lên. Quy định này nhằm đảm bảo trước khi tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá, người đó được trang bị kiến thức xã hội, kinh tế, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của đấu giá viên.

Tuy nhiên quy định này không phù hợp với bản chất của việc đào tạo nghề đấu giá là nhằm trang bị kiến thức, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp về công tác đấu giá cho những người tham gia đào tạo. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghề đấu giá còn phải qua quá trình tập sự hành nghề đấu giá, qua kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá. Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kiến thức chuyên môn, thực tiễn thì mới trở thành đấu giá viên. Như vậy, quy định người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng muốn tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá phải có thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 05 năm trở lênlà không phù hợp và cần thiết, cần loại bỏ khỏi Dự thảo Luật là hợp lý.

Thứ hai: Về thù lao dịch vụ đấu giá

Để đảm bảo cho các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp phù hợp với vị trí là các doanh nghiệp thì thù lao đấu giá cần phải được xác định theo cơ chế giá dịch vụ do người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để tránh thất thoát tài sản của nhà nước, người thế chấp tài sản, người có tài sản phải thi hành án và đảm bảo quyền lợi của những người nêu trên, đối với việc đấu giá tài sản nhà nước, tài sản thi hành án, tài sản giao dịch bảo đảm thì thù lao dịch vụ đấu giá được xác định theo cơ chế giá dịch vụ theo khung do Bộ Tài chính quy định.

Thứ ba: Về doanh nghiệp đấu giá tài sản

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong công tác đấu giá, mở rộng quyền lựa chọn cho các đối tượng có như cầu về đấu giá tài sản thì Dự thảo Luật không nên giới hạn hình thức doanh nghiệp đấu giá là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh mà cần bổ sung hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần vì phần lớn các doanh nghiệp đấu giá tài sản hiện nay đang hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, một số doanh nghiệp đấu giá tài sản hoạt động theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, để tạo tính công bằng của tất cả các thành phần kinh tế.

Đồng thời Dự thảo Luật cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và vị trí pháp lý của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp để xác định được vị trí pháp lý của đơn vị này trong quá trình hoạ tđộng và giải quyết những vấn đề, thực tiễn hiện nay các Trung tâm đang tồn tại. Thực tiễn trong thời gian qua, các Trung tâm là một chủ thể quan trọng trong hoạt động bán đấu giá, phát huy được vai trò trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách, công ăn việc làm cho một số lao động và nhất là bảo vệ, đảm bảo được lợi ích, tài sản của nhà nước, tổ chức và cá nhân có tải sản bán đấu giá. Do đó cần quan tâm một cách thấu đáo để phát huy vai trò của tổ chức này trong thời gian đến.

Thứ tư: Về hủy kết quả bán đấu giá tài sản

Nhằm đảm bảo hợp lý với bản chất vụ việc của loại hợp đồng đấu giá là loại hợp đồng dân sự nên để các chủ thể tham gia vào hợp đồng này thỏa thuận lựa chọn hình thức xử lý hợp đồng cho phù hợp như các chủ thể tham gia tự hủy hoặc đề nghị Tòa án có thẩm quyền giải quyết mà không nên quy định cơ quan hành chính (cơ quan hoặc người thực hiện chức năng thanh tra) có thẩm quyền can thiệp, quyết định về kết quả của loại hợp đồng này. Mặt khác, nếu chọn phương án này thì đề nghị bổ sung hình thức hủy kết quả đấu giá đương nhiên theo quy định của pháp luật do một trong các chủ thể tham gia việc đấu giá không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Chẳng hạn như người trúng đấu giá không nộp tiền trong thời hạn do các bên thỏa thuận thì hợp đồng đương nhiên bị hủy theo quy định.

Thứ năm. Về giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá

Dự thảo Luật quy định một số loại tài sản đấu giá thì giá khởi điểm do tổ chức, cá nhân tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc tổ chức, cá nhân khác xác định. Quy định này là không phù hợp nên cân nhắc bỏ quy định “ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản” vì không đảm bản nguyên tắc khách quan, minh bạch vì tổ chức đấu giá không thể thực hiện chức năng vừa định giá tài sản lại vừa thực hiện chức năng đấu giá tài sản. Điều này rất dễ xảy ra tình trạng tùy tiện trong khâu định giá tài sản và khâu bán đấu giá tài sản để trục lợi kiểu “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, làm ảnh hưởng và gây thiệt hại cho người có tài sản ủy quyền bán đấu giá.

Thứ sáu: Về cáhành vi bị cấm

Trong Dự thảo Luật đưa ra hai hành vi bị cấm, đối  với tổ chức bán đấu giá và đối với Đấu giá viên. Tuy nhiên, quy định như vậy còn thiếu đối với người tham gia đấu giá tài sản. Vì vậy Dự thảo Luật cần bổ sung quy định các hành vi cấm đối với người tham gia đấu giá, như thông đồng, dìm giá, khống chế người đấu giá khác cho phù hợp với thực tiễn hoạt động đấu giá đã được một số quy định của pháp luật hiện hành như quy định tại Điều 20, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP. Do đó, đề nghị bổ sung nội dung này cho thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành và phù hợp với thực tiễn.

Thứ bảy: Về nội dung quy định người được miễn đào tạo nghề đấu giá

Vấn đề này, hiện nay đã được thực hiện theo quy định của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Dự thảo Luật có bổ sung một số chức danh mới (như quản tài viên) thì những người sau đây được miễn đào tạo nghề đấu giá:

a) Đã là thẩm phán, luật sư, công chứng viên, kiểm toán viên, chấp hành viên, thừa phát lại, quản tài viên;

b) Đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án hoặc thi hành án; kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên chính, giảng viên cao cấp, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật, kinh tế.”

Nội dung này, hiện nay đa số ý kiến không đồng thuận đối tượng được miễn đào tạo nghề đấu giá vì không phù hợp với lĩnh vực đấu giá do lĩnh vực này mang tính chuyên ngành đặc thù riêng. Thực tiễn hiện nay, phần lớn các đối tượng được miễn nêu trên không thể nắm được nghiệp vụ đấu giá mà cần thiết ít nhất phải qua một kì bồi dưỡng ngắn hạn, không được miễn.

Mặt khác, thực tiễn lại có những đối tượng am hiểu, nắm bắt chuyên môn nghiệp vụ nghiệp vụ về công tác bán đấu giá rất sau, rất vững vàng thừa khả năng về kiến thức và kinh nghiệm để điều hành một phiên đấu giá nhưng không được miễn như những người tuy có chức danh chuyên viên làm công tác thanh tra, quản lý nhà nước tại Phòng Bổ trợ tư pháp ở các Sở Tư pháp. Vì vậy, Luật cần quy định những trường hợp này cũng được miễn bởi cho phù hợp theo tính chất đặc thù công việc và đảm bảo nguyên tắc công bằng.

Thứ tám: Vế đề bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên

Đối với vấn đề này, Dự thảo Luật quy định quá khái quát là: “(1). Đấu giá viên tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thông qua tổ chức đấu giá tài sản. Việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên được duy trì trong suốt thời gian hành nghề tại tổ chức đấu giá tài sản. (2). Tổ chức đấu giá tài sản có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức mình”. Quy định như dự thảo là rất chung chung nên sẽ khó thực hiện khi Luật có hiệu lực thi hành.

Do đó, cần phải xác định loại hình trách nhiệm bảo hiểm dân sự là loại hình bắt buộc hay không bắt buộc. Nếu quy định đây là hình thức bắt buộc thì Luật quy định rõ các tổ chức đấu giá khi ký bảo hiểm cho đấu giá viên của mình thì phải gửi hồ sơ cho Sở Tư pháp để Sở Tư pháp theo dõi và quản lý vấn đề nêu trên. Nội dung này dự thảo Luật có nội dung giao cho Chính phủ quy định về điều kiện bảo hiểm, mức bảo hiểm, số tiền bảo hiểm để cho Chính phủ có hướng dẫn cụ thể để khi triển khai thực hiện các tổ chức đấu giá trong cả nước áp dụng mức phí và số tiền bảo hiểm cao nhất, tránh trường hợp không thống nhất.

Thứ chín: Về thủ tục đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản

Về thủ tục đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản Dự thảo quy định: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho doanh nghiệp đấu giá tài sản; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản; người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.”, Về vấn đề này nên xem xét lại quy định “trong trường hợp 10 ngày” vì trong thực tế rất nhiều hồ sơ Sở Tư pháp nhận có những thiếu sót hoặc có những nội dung cần phải xác minh. Do đó, nên bổ sung trường hợp cần xác minh thì nên kéo dài thời gian bao lâu để cấp Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản, tránh trường hợp cơ quan có thẩm quyền vận dụng tùy nghi gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc cấp Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản.

Đồng thời nên bổ sung một khoản quy định sự phối hợp giữa Sở Tư pháp và các cơ quan tổ chức khác có liên quan để tạo nên một cơ chế thống nhất, phối hợp trong việc quản lý nhà nước đối với những tài sản có giác trị lớn.

Thứ mười: Về vấn đề niêm yết, thông báo công khai bán đấu giá tài sản

Về vấn đề này thì thực tiễn hiện nay theo quy định của Nghị định 17/2010/NĐ-CP và dự thảo của Luật quy định: Đối với tàsản là bất động sản thì tổc hức đấu giá tàsản phải niêyết việc đấu giá tàsản tại trụ sở của tổc hức đấu giá tài sản, nơi có bất động sản, nơthực hiện việc đấu giá tàsản và Ủy ban nhâdâxã, phường, thị trấn nơcó bất động sản đấu giá chậm nhất là 15 ngàtrước ngàmở cuộc đấu giá. Quy định này là không phù hợp với thực tiễn và không đảm bảo tính khả thi. Vì trên thực tế việc niêm yết các loại tài sản bán đấu giá như bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản thi hành án thì các đấu giá viên, tổ chức bán đấu giá tài sản không thể niêm yết tại nơi có bất động sản (nhà, đất) của người có tài sản phải bán đấu giá được vì những đối tượng này không có thiện chí phối hợp thậm chí có hành vi cản trở, chống đối mà tổ chức bán đấu giá tài sản không có điều kiện, phương tiện hỗ trợ cho việc niêm yết tại nơi có bất động sản như dự thảo quy định. Quy định này, qua quá trình thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP đã gặp nhiều vướng mắc nên một số trường hợp vụ việc bán đấu giá bị hủy vì vi phạm thủ tục này. Mặt khác bản chất và mục đích của việc niêm yết tài sản bán đấu giá là nhằm công khai để người dân được biết và được thấy tài sản đang rao bán, và thực tế người dân chủ yếu theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, vì vậy nên bỏ quy định việc niêm yết tại nơi có bất động sản cho phù hợp với thực tế.

Đối với phạm vi niêm yết, dự thảo Luật quy định: Đối với tàsản đấu giá là động sản có giá khởi điểm từ 50 triệu đồng trởl lêvà bất động sản thì đồng thời với việc niêyếttổ chức đấu giá tàsản phải thông bácông khai ínhất hai lần liêtiếp trêphương 

tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơcó tàsản đấu giá hoặc trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tàsản”Nội dung này, dự thảo Luật quy định không rõ ràng nên khi triển khai thực hiện sẽ bị vướng. Vì vậy, dự thảo Luật cần quy định cụ thể phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương gồm có cấp nào (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) để tránh trường hợp các tổ chức hành nghề bán đấu giá tài sản lợi dụng quy định không rõ ràng này thông báo việc bán đấu giá tài sản không rộng rãi để nhằm mục đích khép kín thông tin và tài sản bán đấu giá cũng như để tạo điều kiện cho người dân biết rõ về việc bán đấu giá tài sản ở các vùng lân cận trong địa phương có tài sản bán đấu giá.

Mười một. Về vấn đề tiền đặt trước và xử lý  tiền đặt trước

Đối với tiền đặt trước để tham gia đấu giá tài sản, dự thảo Luật quy định: Tổ chức đấu giá tài sản chỉ được thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá tài sản trong thời gian tối đlà 04 ngàlàviệc trước ngàmở cuộc đấu giáQuy định này là không phù hợp vì quy định như vậy dẫn đến hạn chế quyền mua tài sản của khách hàng, vì từ khi tổ chức bán đấu giá niêm yết, thông báo công khai khách hàng đăng ký mua tài sản được quyền đăng ký mua ngay thời điểm thông báo niêm yết chứ không nhất thiết quy định thời gian tối đa là 04 ngày như trong Dự án Luật quy định là không phù hợp với thực tế.

Về vấn đề xử lý tiền đặt trước, Dự thảo quy định người đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước nếu: “Tham gia đấu giá nhưng không trả giá. Quy định này cũng không phù hợp với bản chất của hoạt động bán đấu giá. Theo quy định của Dự án Luật Đấu giá là phương thức đấu giá trả giá lên, khách hàng sau phải trả giá cao hơn khách hàng trước. Luật nên quy định phải có mức giá cụ thể để đấu giá vì thực tế giá trị tài sản nhỏ nhưng số lượng người tham gia trả giá tham gia đông và phải bắt buộc trả mức giá cao hơn người trước đó thì mức đấu giá sẽ vượt xa giá trị thực của tài sản đang đấu giá thì phải xử lý như thế nào. Do đó, nên bổ sung một điều quy định cụ thể những người đăng ký tham gia đấu giá đã trả giá đến mức vượt là bao nhiêu và sau đó những người không tham gia trả giá không phải mất tiền đặt trước như vậy mới phù hợp và không mâu thuẫn với nguyên tắc đấu giá.

Một nội dung nữa cũng bộc lộ nhiều hạn chế đối với quy định người đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước nếu: Khôngký biênbảnđấugiá. Trong thực tế, có trường hợp vụ việc bán đấu giá có hàng chục, thậm chí hàng trăm người tham gia đấu giá thì không thể bắt buộc toàn bộ những người tham gia đều phải ký biên bản. Như vậy, trong trường hợp này những người này không được trả lại tiền đặt trước là không phù hợp, gây thiệt hại cho người tham gia đấu giá. Vì vậy, đề nghị bỏ quy định này là phù hợp hơn.

Trên đây là một số ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện các cơ chế pháp luật về đấu giá tài sản Qua đó thúc đẩy sự phát triển hoạt động bán đấu giá tài sản, nhằm đưa tài sản tiếp cận với đại chúng người mua, qua đó phát huy cao nhất giá trị hàng hóa của tài sản hoặc đáp ứng cao nhất mục đích khác mà người bán tài sản đấu giá mong muốn đạt được, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động đấu giá tài sản./.

Tác giả bài viết: Lê Kim Chinh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây