Một số khó khăn, hạn chế trong công tác thi hành pháp luật an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè trên địa bàn tỉnh Bình Định

Thứ tư - 06/10/2021 17:37 767 0
Tình hình thi hành pháp luật an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả, chè là lĩnh vực theo dõi trọng tâm trong năm 2014 và được thực hiện thống nhất trong cả nước theo kế hoạch chung của Bộ Tư pháp.

Trên địa bàn tỉnh Bình Định, với sự nỗ lực chung của các cấp, các ngành, công tác thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè trong những năm qua đã đạt được một số kết quả quan trọng. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè được ban hành kịp thời. Công tác phổ biến, tập huấn, hướng dẫn áp dụng các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè được tổ chức thực hiện với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với điều kiện đặc thù, cụ thể ở từng địa phương, đối tượng. Nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ, quần chúng nhân dân về tuân thủ và áp dụng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè từng bước được nâng lên.Các cơ sở, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, trồng trọt sản phẩmrau, củ, quả bước đầu đã có sự nghiên cứu, áp dụngcác quy định của pháp luật trong lĩnh vực này; có ý thức trong việcsử dụng giống cây trồng, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định, không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ.... nhờ đó, năng suất được nâng cao và các sản phẩm rau, củ, quả làm ra cơ bản đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè gây hậu quả nghiêm trọng.

Bên cạnh những kết quả đó, công tác thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè có một số tồn tại, hạn chế:

Một là,công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè chưa có biện pháp, cách thức tuyên truyền, hướng dẫn phù hợp để các hộ nông dân, cá nhân sản xuất, trồng trọt rau, củ, quả tin tưởng, từ bỏ thói quen canh tác truyền thống, sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thực hiện các khâu trồng trọt, chế biến, tiêu thụ theo đúng quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.

Hai là,nguồn nhân lực, kinh phí và các điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác triển khai thi hành các quy định pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh cũng còn khó khăn, đặc biệt các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè. Điều này ảnh hưởng, tác động đến việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, ý thức chấp hành pháp luật an toàn thực phẩm của các hộ gia đình, cá nhân trồng trọt, sản xuất rau, củ, quả, chè.

Ba là, đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thi hành pháp luật an toàn thực phẩm ở địa phương chưa được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thường xuyên, kịp thời. Vì vậy, việc áp dụng các quy định pháp luật về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt rau, củ, quả cũng còn có hạn chế do chưa thường xuyên cập nhật kiến thức. 

Bốn là,một số quy định pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè còn khiếm khuyết, chưa phù hợp với tình hình thực tế như chưa có quy định hướng dẫn về kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy làm công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các cấp; quy định, hướng dẫn về quản lý và tiêu chuẩn đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình; các quy định, hướng dẫn về tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với những sản phẩm đặc thù của địa phương. Các biểu mẫu kiểm tra, đánh giá đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có tính chất nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình theo quy định của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản chưa phù hợp với thực tế, chưa có các biểu mẫu áp dụng đối với cơ sở kinh doanh, chế biến chè.

Để tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong công tác thi hành pháp luật an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè và nâng cao hiệu quả của công tác này các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh cần tập trung thực hiện các giải pháp: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm; Chú trọng công tác phối hợp giữa các cơ quan ban, ngành  trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm;Ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch, hướng dẫn về thi hành pháp luật theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè;Thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ phụ trách thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm;Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc kiểm tra thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm và có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn, theo tiêu chuẩn chất lượng.

Đối với các Bộ, ngành ở Trung ương cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho các ngành, các cấp ở địa phương thực hiện tốt công tác thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét có cơ chế hỗ trợ thêm kinh phí, trang thiết bị (từ các Chương trình, dự án,…) nhằm đảm bảo máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm nói chung và an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè. Hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng mô hình an toàn thực phẩm đối với chuỗi rau, củ, quả và chè./.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 263 cơ sở (hộ gia đình, cá nhân) sản xuất, kinh doanh rau, quả. Trong 09 tháng đầu năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã cấp mới 07 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 02 cơ sở sơ chế rau, củ, quả và 05 cơ sở đóng gói, kinh doanh chè.

Các hành vi vi phạm chủ yếu trong sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả và chè là pha lượng nước/thuốc chưa đạt yêu cầu, pha hỗn hợp thuốc chưa đúng kỹ thuật; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Qua hoạt động kiểm tra cho thấy nguyên nhân của các vi phạm này là do các cá nhân, hộ gia đình chưa nắm bắt đầy đủ các quy định, kỹ thuật về pha chế, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt các sản phẩm rau, củ, quả. Đồng thời, một bộ phận các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm rau, củ, quả có ý thức chấp hành các quy định trong việc pha chế thuốc bảo vệ thực vật chưa cao, vì chạy theo lợi nhuận mà họ đã phun, tiêm nhiều chất tăng trưởng, kích thích lên rau, quả.

Tác giả bài viết: G.H

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây