Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Thứ tư - 06/10/2021 17:37 1.451 0
Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, phù hợp với đặc thù của mỗi giới; tạo cơ hội phát triển như nhau cho nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; bảo đảm bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ, ngày 13/8/2014, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 17/2014/TT-BTP Quy định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, kể từ ngày 01/10/2014, trong toàn bộ quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật từ đề xuất xây dựng văn bản, lập đề nghị về Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến soạn thảo, thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đều phải thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới. Bảo đảm không làm phát sinh bất bình đẳng giới, bảo đảm quyền của mỗi giới trong nội dung, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan lao động, thương binh và xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
Các nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đó là: Xác định vấn đề giới, xem xét, phân tích để phát hiện trong lĩnh vực, quan hệ xã hội mà văn bản sẽ điều chỉnh có khả năng dẫn đến bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới; Xác định nguyên nhân của vấn đề giới, bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử giới là do chưa có các quy định của pháp luật để điều chỉnh hoặc do chính nội dung các quy định của pháp luật hoặc do thiếu các biện pháp để đảm bảo thi hành, do quá trình tổ chức thi hành hoặc do không có các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, không có các biện pháp để bảo vệ bà mẹ và trẻ em; Trên cơ sở xác định vấn đề giới, phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề giới; Đánh giá tác động về chính sách, giải pháp để giải quyết vấn đề giới; Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong dự kiến chính sách, dự thảo văn bản.
Hàng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo số lượng, tỷ lệ văn bản được lồng ghép vấn đề bình đẳng trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do mình chủ trì soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền./.

Tác giả bài viết: G.H

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây