Góp ý dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới

Thứ tư - 06/10/2021 17:37 151 0
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Văn bản số 1953/SLĐTBXH-BVCSTEBĐG ngày 16/7/2021 về việc đề nghị góp ý dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới; vừa qua, Sở Tư pháp đã tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định nói trên. Đối tượng được lấy ý kiến bao gồm: Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng chuyên môn thuộc Sở và Phòng Văn bản quy phạm pháp luật và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt  và mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới. Nghị định được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Phần lớn các thành viên được lấy ý kiến đều thống nhất cho rằng việc xây dựng Nghị định quy định XPVPHC trong lĩnh vực bình đẳng giới là cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực bình đẳng giới và bảo đảm tối đa hiệu lực, hiệu quả của XPVPHC trong việc bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng về bình đẳng giới. Các thành viên được lấy ý kiến cũng đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Nghị định như: Đề nghị rà soát, quy định thống nhất việc xác định ngày chấm dứt hành vi vi phạm đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc tại điểm b khoản 2 Điều 3 và khoản 4 Điều 3 dự thảo Nghị định, có thể quy định theo hướng “Thời điểm kết thúc hành vi vi phạm là ngày chấm dứt hành vi vi phạm”; đề nghị quy định thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới mà chưa xác định được là hành vi đang thực hiện hay hành vi đã kết thúc thống nhất với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính; đề nghị bổ sung quy định “Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức trong lĩnh vực bình đẳng giới là 60.000.000 đồng” cho đầy đủ mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực bình đẳng giới; tại khoản 1 Điều 13, Dự thảo, đề nghị bổ sung nội dung vi phạm hành chính về bình đẳng giới (vì lý do giới tính hay định kiến giới) cho phù hợp với tiêu đề của Điều này; đề nghị xem xét, chỉnh sửa lại quy định tại khoản 1Điều 15 dự thảo Nghị định cho phù hợp vì: Chương II Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, không quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và tại Điều 8 của Chương II, Dự thảo chỉ quy định hình thức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động, không có hình thức phạt cảnh cáo như quy định tại khoản 1Điều 15; cần quy định tên gọi của “Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt” cho thống nhất theo quy định của Bộ Công an,…

Tác giả bài viết: Thu Thảo

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây