Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CPngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, bao gồm các nội dung chính như: Thẩm quyền kiểm tra công tác thi hành pháp luật về XLVPHC; việc ban hành kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về XLVPHC; thời hạn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về XLVPHC; công khai kết luận kiểm tra, kết quả và việc xử lý kết quả theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về XLVPHC.
Tại cuộc họp, phần lớn các thành viên tham dự đều cho rằng việc ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CPngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là thật sự cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi cho hoạt động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về XLVPHC tại địa phương, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác này.
Ngoài ra, các thành viên dự họp cũng tham gia góp ý về một số vấn đề trong dự thảo Thông tư như: Về thẩm quyền kiểm tra theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP; đề nghị bổ sung cơ quan có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP xem xét, quyết định điều chỉnh kế hoạch kiểm tra là “Phòng Tư pháp” cấp huyện vì Chủ tịch UBND cấp huyện cũng là chủ thể có thẩm quyền kiểm tra theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP; việc công khai kết luận kiểm tra theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP; đề nghị bổ sung cơ quan có trách nhiệm giúp cácchủ thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện Thông tư này là “Phòng Tư pháp” cấp huyện vì theo các quy định tại dự thảo Thông tư thì Chủ tịch UBND cấp huyện cũng là một trong các chủ thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện Thông tư; cần quy định thống nhất tên gọi của quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra trong toàn dự thảo văn bản,...
Tác giả bài viết: Thu Thảo