Họp góp ý Hồ sơ xây dựng Thông tư quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật

Thứ tư - 06/10/2021 17:37 159 0
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp tại Văn bản số 3501/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 22/9/2020 về việc tham gia ý kiến đối với Hồ sơ xây dựng Thông tư quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; vừa qua, lãnh đạo Sở Tư pháp đã tổ chức cuộc họp góp ý đối với Hồ sơ xây dựng Thông tư nói trên. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng chuyên môn thuộc Sở và Phòng Xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và Theo dõi thi hành pháp luật.
Họp góp ý Hồ sơ xây dựng Thông tư quy định chi tiết việc xem xét,  đánh giá tình hình thi hành pháp luật

Tại cuộc họp, các thành viên tham dự đều thống nhất cho rằng việc xây dựng Thông tư quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật tại Nghị định số 59/2012/Đ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật là rất cần thiết vì hiện nay, hầu hết các Bộ, ngành, địa phương đều cho rằng nội dung theo dõi thi hành pháp luật quá rộng, phức tạp, chỉ mang tính hình thức, chưa đưa ra các tiêu chí cụ thể, định lượng chính xác để làm cơ sở đánh giá, xác định trách nhiệm của các cơ quan thi hành pháp luật khiến cho hoạt động này chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Đồng thời, việc xây dựng Thông tư quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật cũng nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 59/2012/Đ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP một cách đầy đủ, toàn diện, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức và yêu cầu quản lý nhà nước trong công tác này.

  Dự thảo Thông tư quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật gồm 06 chương với 17 điều quy định về việc xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật và 02 Phụ lục ban hành các biểu mẫu phục vụ cho công tác xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật. Các thành viên dự họp đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong Dự thảo như: Đối tượng xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; các tiêu chí đánh giá tình hình thi hành pháp luật tại các Điều 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 mang tính chung chung, không cụ thể nên rất khó áp dụng thực hiện trong thực tiễn thi hành pháp luật; quy định về công tác điều tra xã hội học trong xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật tại các Điều 7,8,11 là rất khó thực hiện vì địa phương không đảm bảo nguồn nhân lực và kinh phí để thực hiện công tác này; Ban soạn thảo nên thiết kế lại bố cục của Dự thảo thành điều, khoản, điểm cho phù hợp theo quy định về kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật,…

Tác giả bài viết: Thu Thảo

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây