Họp góp ý dự thảo Luật Cư trú

Thứ tư - 06/10/2021 17:37 116 0
Theo đề nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tại Văn bản số 67/ĐĐBQH-VP ngày 19/5/2020 về việc đề nghị góp ý dự thảo Luật Cư trú; vừa qua, lãnh đạo Sở Tư pháp đã tổ chức cuộc họp góp ý đối với dự thảo Luật nói trên. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng chuyên môn thuộc Sở và cán bộ, công chức Phòng Xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và Theo dõi thi hành pháp luật.
Họp góp ý dự thảo Luật Cư trú

          Tại cuộc họp, hầu hết các thành viên tham dự đều thống nhất cho rằng việc sửa đổi Luật Cư trú là cần thiết nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về cư trú bảo đảm phù hợp với chủ trương cải cách hành chính và tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Đồng thời, thực hiện chủ trương hiện đại hóa và đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến công tác quản lý dân cư; bảo đảm tốt hơn nữa tính công khai, minh bạch; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cư trú. Việc sửa đổi Luật cũng nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ của công dân; đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.

          Ngoài ra, các thành viên dự họp cũng tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Luật như: Khái niệm chủ hộ và quy định chủ hộ “do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử” không phù hợp với truyền thống, phong tục của người Việt Nam và hiện nay, pháp luật cũng chưa có cơ chế quản lý đối với chủ hộ nên quy định này là không cần thiết; các quy định liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đãđược quy định cụ thể tại Luật Căn cước công dân và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này nên Luật này không cần quy định lại; nội dung quy định trách nhiệm của chủ hộ “thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ gia đình thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú” là khó khả thi đối với chủ hộ là người dưới 18 tuổi, cơ quan soạn thảo cần quy định trách nhiệm của chủ hộ theo hai trường hợp là đối với chủ hộ từ đủ 18 tuổi trở lên và chủ hộ dưới 18 tuổi để đảm bảo tính khả thi khi áp dụng thực hiện; nội dung về thông báo lưu trú đối với người không có chỗ ở hợp pháp hoặc có chỗ ở hợp pháp nhưng không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú tại các điều khoản trong Dự thảo không thống nhất với nhau; việc đăng ký thường trú đối với người được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo trợ tại hộ gia đình, cá nhân chưa được quy định cụ thể trong Dự thảo,…

 

Tác giả bài viết: Thu Thảo

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây