Tại cuộc họp, hầu hết các thành viên tham dự đều thống nhất cho rằng việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều là cần thiết nhằm tháo gỡ những bất cập phát sinh trong thực tiễn thi hành luật;đồng thời,góp phần tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút đầu tư, nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước và sự tham gia của khu vực tư nhân trong phòng chống thiên tai; tận dụng tối đa nguồn lực hỗ trợ của các chính phủ, cộng đồng quốc tế cho công tác phòng chống thiên tai ở Việt Nam và thực hiện tốt cam kết, thỏa thuận quốc tế.
Ngoài ra, các thành viên dự họp cũng tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Luật như: Về nguồn nhân lực, chế độ chính sách đối vớilực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại địa phương; việc huy động, trưng dụng vật tư, trang thiết bị cho hoạt động phòng, chống thiên tai từ tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trên địa bàn theo quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản; về dự phòng ngân sách nhà nước và quỹ dự trữ tài chính cho phòng, chống thiên tai thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; về tiêu chuẩn của công trình phòng, chống thiên tai phải đảm bảo theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Kiến trúc,…./.
Tác giả bài viết: Thu Thảo