Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh cải cách chế độ công chức, công vụ, tạo điều kiện thu hút và sử dụng đội ngũ viên chức có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên, sau 09 năm thực hiện Luật Cán bộ, công chức và 07 năm thực hiện Luật Viên chức, đặc biệt là sau khi có Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và chủ trương của Đảng tại các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4, 5, 6, 7 và 8 khóa XII thì một số quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã bộc lộ những bất cập, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đồng bộ với các quy định mới.
Tham gia hội nghị, đa số đại biểu đã thống nhất đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ khái niệm “người có tài năng”, “người có tài năng trong hoạt động công vụ” trong quy định về chính sách đối với người có tài năng; cần bổ sung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức các quy định về việc điều động công chức sang làm viên chức và ngược lại; các quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật công chức cần phải được cân nhắc kỹ để bảo đảm tính khả thi; nên có quy định “phải từ chức” đối với những người không đủ uy tín, sức khỏe và quy định cụ thể về trách nhiệm, thời gian thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức; các quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu cần phải được rà soát, quy định cho hợp lý, bảo đảm tính khả thi, thống nhất trong quá trình thực hiện,…/.
Tác giả bài viết: N.Q