Khảo sát “Thực tiễn thi hành một số quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012” trên địa bàn tỉnh Bình Định

Thứ tư - 06/10/2021 17:37 122 0
Nhằm phân tích, đánh giá một cách khách quan thực tiễn thi hành một số quy định mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện một số chính sách, pháp luật xử lý vi phạm hành chính và nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho phù hợp với điều kiện thực tiễn; theo kế hoạch, dự kiến trong khoảng thời gian từ ngày 27/6/2018 đến ngày 29/6/2018, Bộ Tư pháp sẽ tiến hành các hoạt động khảo sát về “Thực tiễn thi hành một số quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012” tại một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Trên cơ sở cân nhắc, đánh giá bước đầu một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn, Bộ Tư pháp xác định nội dung điều tra tập trung vào đánh giá việc thi hành một số quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cụ thểnhư sau:

1.Đánh giá việc áp dụng một số nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính (điểm đ, khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012); đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (điểm e, khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

2.Đánh giá việc áp dụng quy định về xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính (đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và cơ sở cai nghiện bắt buộc) (Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13, Nghị định số 221/2013/NĐ-CP, Nghị định số 136/2016/NĐ-CP, Nghị định số 02/2014/NĐ-CP,...).

3.Đánh giá việc áp dụng quy định về các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật (biện pháp nhắc nhở và quản lý tại gia đình) (Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, Nghị định số 97/2017/NĐ-CP,...).

     Việc đánh giá tập trung vào các vấn đề sau:

1. Đánh giá về mức độ tuân thủ các quy định, xu hướng tăng giảm vi phạm so với thời điểm trước khi ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

2.Đánh giá về sự phù hợp của các quy định so với yêu cầu thực tiễn đặt ra; các hạn chế bất cập và nguyên nhân của các hạn chế, bất cập. Việc đánh giá phân tích được thực hiện đồng bộ trên cơ sở đối chiếu quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính với các quy định tại pháp luật chuyên ngành có liên quan;

3. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện một số chính sách, pháp luật xử lý vi phạm hành chính, nâng cao hiệu quả việc thi hành một số quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, đảm bảo cơ chế triển khai Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu quả.

Theo chương trình làm việc, Đoàn khảo sát Bộ Tư pháp sẽ tiến hành hoạt động khảo sát bằng phiếu hỏi và tổ chức tọa đàm tại đơn vị được khảo sát. Dự kiến, Đoàn sẽ tổ chức 01 Tọa đàm cấp tỉnh, 01 Tọa đàm tại Tòa án nhân dân tỉnh, 01 Tọa đàm cấp huyện và 02 Tọa đàm cấp xã; đồng thời khảo sát bằng phiếu hỏi đối với Cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh./.

Tác giả bài viết: Thu Thảo

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây