1. Nghị định số 59/2012/NĐ-CP còn quy định chung chung nên khó áp dụng trong hoạt động theo dõi thi hành pháp luật tại địa phương. Cụ thể như: Tại khoản 3 Điều 5 quy định về trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật của UBND các cấp nhưng chưa quy định cụ thể, rõ ràng, còn mang tính chất chung chung, chưa gắn với chức năng, nhiệm vụ riêng của từng ngành. Tại Điều 9 quy định về nội dung xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật; tuy nhiên, thế nào là kịp thời, đầy đủ, phù hợpvàmức độ đáp ứng về nguồn nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất để bảo đảm cho thi hành pháp luậtcụ thể ra sao thìNghị định chưa quy định nên rất khó để đánh giá các tiêu chí này. Tại Điều 10 quy định về nội dung xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật; nhưng “Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền” ra sao? “Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền” là như thế nào?, Nghị định chưa quy định rõ ràng, cụ thể. Ngoài ra, “Mức độ tuân thủ pháp luật”của cơ quan, tổ chức, cá nhânlà gì và cách thức để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luậtcủa cơ quan, tổ chức, cá nhâncũng chưa được quy định cụ thể; Nghị định cũng chưa quy định việc xử lý mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tại Điều 14 quy định về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tuy nhiên, ở đây mới chỉ quy định chung về trách nhiệm xử lý chứ chưa có chế tài cụ thể đối với các cơ quan có thẩm quyền không thực hiện việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định. Ngoài ra, cần quy định rõ cơ quan nào có trách nhiệm trong việc theo dõi việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2. Nghị định số 59/2012/NĐ-CP còn thiếu chỉ tiêu, tiêu chílàm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật: Tại Điều 16 của Nghị định quy định các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm “Ban hành Chỉ tiêu thống kê ngành theo quy định tại Nghị định này”nhưng cho đến nay, các cơ quan này cũng chưa ban hành chỉ tiêu thống kê ngành để làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật theo quy định trên. Việc thiếu tiêu chí, chỉ tiêu thống kê sẽ gây khó khăn, lúng túng cho các đơn vị khi thực hiện chức năng của mình; nhất là đối với công tác kiểm tra liên ngành theo dõi thi hành pháp luật về một số lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, vì nếu chỉ đánh giá bằng cảm quan, sẽ rất khó để đưa ra kết luận đầy đủ, chính xác về tình hình tuân thủ pháp luật của cá nhân, tổ chức ở địa phương.
3. Tại Điều 19 của Nghị định quy định “Kinh phí cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị. Việc lập dự toán, phân bổ kinh phí được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành”. Tuy nhiên, thực tiễn vận dụng gặp nhiều khó khăn do Nghị định chỉ xác định về mặt nguyên tắc, mà không có quy định cụ thể về nội dung chi, định mức chi đặc thù, và cũng không giao cho cơ quan có liên quan ban hành văn bản hướng dẫn.
Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Chính phủ cần có phương án sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời gian tới./.
Tác giả bài viết: Thu Thảo