- Về Luật Đo đạc và Bản đồ được thiết kế 09 chương và 64 điều, nội dung tập trung quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành; chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ; thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ; quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ.
Các ý kiến tham gia góp ý thống nhất sự cần thiết phải ban hành Luật Đo đạc và Bản đồ, bởi vì phù hợp bối cảnh tình hình an ninh, quốc phòng khu vực cũng như trên thế giới hiện nay có nhiều phức tạp, đồng thời để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đo đạc và bản đồ. Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng, nội dung dự thảo Luật Đo đạc và Bản đồ phân cấp cho Chính phủ quy định rất nhiều nội dung, do đó sẽ ảnh hưởng đến tính kịp thời khi Luật Đo đạc và Bản đồ được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành.
- Về Quyết định ban hành Quy chế Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Định được thiết kế 4 chương và 19 điều, nội dung chủ yếu tập trung về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và cá nhân trong quản lý hồ sơ.
Phần lớn các ý kiến tham gia góp ý đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát những quy định về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức cho thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành; đồng thời, rà soát về cách trình bày, sử dụng thuật ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh kỹ thuật viện dẫn các văn bản đã được ban hành trong dự thảo Quy định cho phù hợp… Bởi vì, đây là nội dung quan trọng, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng rộng, liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh./.
Tác giả bài viết: Văn Dũng