Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

Thứ tư - 06/10/2021 17:37 217 0
Ngày 12/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Nghị định này thay thế Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh kế toán, kiểm toán độc lập.

Để triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh kế toán, kiểm toán độc lập. Tuy nhiên, qua hơn 4 năm thực hiện, một số nội dung của Nghị định số 105/2013/NĐ-CPkhông còn phù hợp với thực tiễn, cần phải được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ. Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2018/NĐ-CP để thay thế.

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Về hình thức xử phạt chính:Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chínhlà cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.

Về hình thức xử phạt bổ sung: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng; Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 12 tháng; Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

Về biện pháp khắc phục hậu quả: Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quảnhư: Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ; Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo; Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán; Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán; Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề; Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị; Buộc khôi phục lại sổ kế toán; Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán; Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính; Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; Bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Về việc áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý đối với các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực như sau: Trong trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi vi phạm trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định này. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 105/2013/NĐ-CPđể giải quyết.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2018./.

Tác giả bài viết: Trần Quốc Đạt

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây