Dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) có 7 chương với 42 điều, đã được các đại biểu Quốc hội khóa XIV thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và dự kiến sẽ được trình thông qua tại kỳ họp thứ 5 (2018).
Tại Hội nghị, các đại biểu đều có chung nhận định dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả 10 thực hiện Luật Quốc phòng năm 2005 nên có nhiều điểm bổ sung mới, mang tính hoàn thiện cao và cơ bản phù hợp, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Các đại biểu đã tập trung thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến về 15 nhóm nội dung lớn của dự thảo Luật: Vấn đề quyền con người, nhân quyền trong các quy định về thiết quân luật (Điều 22), lệnh giới nghiêm (Điều 23); thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc thực hiện Lệnh thiết quân luật, Lệnh giới nghiêm; tên gọi của Luật, giải thích từ ngữ, nguyên tắc hoạt động quốc phòng, các hành vi bị nghiêm cấm; về tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; về khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện; về giáo dục quốc phòng; về tuyên bố, công bố, bãi bỏ tình trạng chiến tranh; vấn đề kết hợp quốc phòng với kinh tế, văn hóa, xã hội và kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng;…/.
Tác giả bài viết: N.Q