Để triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hoá lỏng. Tuy nhiên, qua gần 4 năm thực hiện, một số nội dung của Nghị định số 97/2013/NĐ-CP không còn phù hợp với thực tiễn, nên cần phải được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ. Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2017/NĐ-CP để thay thế.
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả,thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bao gồm: Hành vi vi phạm quy định về hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; Hành vi vi phạm quy định về an toàn, an ninh và môi trường trong lĩnh vực dầu khí; Hành vi vi phạm quy định về chế độbáo cáo, cung cấp thông tin và các quy định khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực dầu khí;Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu;Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu;Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (khí dầu mỏ hoá lỏng gọi tắt là LPG); Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh LPG; vi phạm quy định về chai LPG và LPG chai; Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh khí thiên nhiên hoá lỏng (khí thiên nhiên hoá lỏng gọi tắt là LNG); Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh LNG; Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh khí thiên nhiên nén (khí thiên nhiên nén gọi tắt là CNG); Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh CNG; Các hành vi vi phạm khác trong hoạtđộng kinh doanh khí.
Về hình thức xử phạt chính:Tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong kinh doanh xăng dầu và khí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổchức.
Về hình thức xửphạt bổ sung: Tuỳtheo tính chất, mức độ vi phạm, tổchức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉhoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng;Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;Trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.
Ngoài hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như:Buộc tháo dỡ công trình hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu;Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; buộc tháo dỡ trạm nạp, trạm cấp LPG, LNG, CNG;Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đo thực hiện hành vi vi phạm hành chính;Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá là xăng dầu, khí;Buộc kiểm định và đăng ký máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn nạp LNG vào phương tiện vận tải theo quy định; buộc kiểm định theo quy định các bồn chứa LNG, CNG thiết bị phụ trợ tại các cơsở vật chất kinh doanh LNG, CNG;Buộc thu hồi chai LPG;Buộc hoàn trả tiền ký cược cho khách hàng khi khách hàng không còn nhu cầu sử dụng chai LPG.
Nghị định số 67/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/7/2017./.
Tác giả bài viết: Trần Quốc Đạt