Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình vi phạm hành chính là do ý thức chấp hành pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế; đa số đối tượng vi phạm vì lợi nhuận cá nhân mà vi phạm pháp luật.
Người có thẩm quyền xử phạt đã ban hành 9.913 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có 9.074 quyết định đã thi hành với số tiền phạt thu được là 11.371.686.573 đồng (tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2016) và số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện bị tịch thu là 1.111.923.000 đồng. Còn lại 839 quyết định chưa thi hành do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Một số đối tượng vi phạm gây khó khăn, bất hợp tác với người đang thi hành công vụ, không kí biên bản vi phạm; một số đối tượng chây ỳ, chậm chấp hành quy định về nộp phạt; mức phạt cao so với thu nhập, mức sống của đối tượng vi phạm nên khó thực hiện…Các biện pháp xử phạt chủ yếu được người có thẩm quyền xử phạt áp dụng là phạt tiền kết hợp với phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, góp phần đem lại hiệu quả và mang tính răn đe đối với các đối tượng vi phạm, hạn chế tình trạng vi phạm hành chính xảy ra.
Cũng trong thời điểm trên, tỉnh Bình Định có 3 vụ vi phạm chuyển xử lý bằng hình thức áp dụng biện pháp thay thế đối với người chưa thành niên như giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Việc lập hồ sơ để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính của các đơn vị về cơ bản đúng thẩm quyền và trình tự thủ tục theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, công tác xử lý vi phạm hành chính trong 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định được thực hiện đúng quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo luật định và được tổ chức thực hiện nghiêm túc, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính ở địa phương, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc trong công tác này như: Các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và văn bản quy định chi tiết thi hành Luật vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nên trong quá trình áp dụng pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của tỉnh còn yếu nên mới chỉ đáp ứng được yêu cầu cơ bản, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác này (còn nhiều hạn chế về phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý); chưa có quy định khoản chi hỗ trợ cho cán bộ làm công tác xử lý vi phạm hành chính nên chất lượng và hiệu quả công việc còn chưa cao; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại các Phòng Tư pháp cấp huyện còn yếu, chưa được bổ sung biên chế nên chưa có cán bộ chuyên trách, một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra; lực lượng thanh tra chuyên ngành tại các sở, ngành còn thiếu trong khi địa bàn và lĩnh vực quản lý rộng; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho các tầng lớp nhân dân chưa được thường xuyên, nhất là tại các địa phương vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh, dẫn đến tình trạng người dân do thiếu hiểu biết pháp luật nên vi phạm pháp luật; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ, dẫn đến chất lượng và hiệu quả chưa cao; ngoài ra, đây là lĩnh vực mới và khó lại chưa được tập huấn, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu nên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều lúng túng, khó khăn./.
Tác giả bài viết: Thu Thảo