Lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thứ hai - 22/04/2024 15:32 4.116 0
Ngày 08/4/2024, Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 109/KH-ĐUK về việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Theo đó, Kế hoạch xác định một số nội dung, cụ thể như sau:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo chung: Tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai nghiêm túc, có hiệu quả cho cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Khối về các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc...
2. Lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện đối với đảng bộ, chi bộ cơ sở: Hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu các cấp ủy phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành nội dung, chương trình, kế hoạch về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để tổ chức thực hiện tại cơ quan, đơn vị đúng theo chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; quy định, hướng dẫn của Chính phủ, của tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh; kết hợp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị và học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cuối năm, tiến hành đánh giá kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đề ra.
Tập trung giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung, dân chủ, Luật dân chủ cơ sở ở cơ quan, đơn vị; phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảng viên, quản lý công vụ, công chức, viên chức; kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh các biểu hiện tiêu cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức; thay thế, chuyển đổi các cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện, dư luận gây phiền hà, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp, kể cả cán bộ, công chức, viên chức thụ động, chậm trễ không chủ động giải quyết công việc thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao.
Lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết dứt điểm, kịp thời các kiến nghị, phản ánh đúng đắn, chính đáng của người dân và doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý ở những lĩnh vực, bộ phận, vị trí công tác dễ phát sinh tiêu cực, dư luận xã hội quan tâm.
Đối với các đảng bộ, chi bộ cơ sở là các sở, ban, ngành có chức năng quản lý nhà nước phải có các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực, ngành được giao quản lý; tập trung rà soát các quy trình, quy định nhằm phát hiện những sơ hở, bất cập trong lĩnh vực chuyên ngành để bổ sung, sửa đổi hoặc kiến nghị bổ sung, sửa đổi nhằm ngăn chặn các tiêu cực có thể xảy ra. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và xử lý các sai phạm theo quy định./.

Tác giả bài viết: B.H

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây