Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh, ngày 08/6/2022, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Bình Định ban hành văn bản số 1387/UBND-BCĐ138 về việc tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh đề nghị các sở, ngành, hội, đoàn thể thành viên và Ban Chỉ đạo 138 các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng được giao thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, Nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo 138/CP về phòng, chống tội phạm nói chung, trọng tâm là thực hiện Kế hoạch số 39/KH UBND ngày 10/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 21/CT TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2. Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thông báo về hành vi, thủ đoạn hoạt động phạm tội gắn với các vụ việc, vụ án cụ thể điển hình, thông tin rộng rãi, kịp thời, công khai, minh bạch trong Nhân dân về chủ trương phát triển kinh tế, an sinh xã hội, dự án bất động sản, quy hoạch xây dựng... để người dân chấp hành pháp luật, nâng cao ý thức cảnh giác. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp từng nhóm đối tượng, địa bàn, nhất là vùng sâu, vùng xa. Chú trọng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông, người có uy tín trong cộng đồng dân cư... để đem hiệu quả cao.
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, nhất là đối với các lĩnh vực dễ nảy sinh hoặc có sơ hở để tội phạm lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản như đất đai, bất động sản, tài chính, ngân hàng, đầu tư, kinh doanh, không gian mạng, xuất khẩu lao động... Rà soát những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về ANTT, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan gây vướng mắc trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm liên quan đến lừa đảo chim đoạt tài sải, kịp thời tham mưu, kiến nghị và đề ra các giải pháp khắc phục.
4. Đẩy mạnh xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; vận động các cơ quan, đơn vị, khu dân cư, người dân trên địa bàn chủ động phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm nói chung và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Chú trọng duy trì, phát huy, xây dựng mới các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào; củng cố và nâng cao chất lượng các hình thức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ; xây dựng gia đình văn hoá, khu dân cư, xã, phường, thị trấn an toàn về ANTT.
5. Các cơ quan thực thi pháp luật cần tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, triệt để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt. Lực lượng Công an đẩy mạnh công tác năm tình hình, quản lý chặt chẽ các đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản; mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, trong đó có tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Thực hiện nội dung văn bản trên, Giám đốc Sở Tư pháp đã quán triệt đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động Sở Tư pháp biết thực hiện./.