Nhiệm vụ công tác Tư pháp 6 tháng cuối năm 2021

Thứ tư - 06/10/2021 17:37 172 0
Ngày 20/7/2021, Bộ Tư pháp ban hành báo cáo số 155/BC-BTP về việc báo cáo công tác Tư pháp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2021. Theo đó, Bộ Tư pháp xác định các nhiệm vụ công tác tư pháp 6 tháng cuối năm 2021 như sau:

Một là,tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động của Bộ, ngành tư pháp triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XIII, các kết luận mới đây của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp. Tham gia có chất lượng trong việc nghiên cứu, xây dựng Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Hai là,tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm, đầy đủ, hiệu quả các kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Buổi làm việc của Thủ tướng với Bộ Tư pháp ngày 25/5/2021 và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác rà soát, thẩm định, xây dựng VBQPPL; chú trọng triển khai thi hành nghiêm, hiệu quả Luật Ban hành VBQPPL; Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021. Đôn đốc các bộ, ngành xây dựng để kịp thời ban hành hoặc trình ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh nhằm khắc phục triệt để tình trạng nợ ban hành VBQPPL, sớm đưa các luật, pháp lệnh vào cuộc sống. Chuẩn bị kỹ các báo cáo của Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV về việc thực hiện Nghị quyết số 67/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Chủ động thực hiện các giải pháp phòng ngừa và tăng cường năng lực giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện trong hoạt động đầu tư quốc tế; tập trung xây dựng Báo cáo Quốc hội về công tác tương trợ tư pháp năm 2021. Tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Chuẩn bị nội dung và các điều kiện cần thiết để tổ chức tốt Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ chủ trì về công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.

Ba là,đẩy nhanh việc triển khai thực hiện Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện kết luận số 80- KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tổ chức thông tin, phổ biến về chính sách quan trọng trong dự thảo VBQPPL để tạo đồng thuận xã hội. Tổ chức hiệu quả Ngày Pháp luật năm 2021, phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19. Thực hiện tổng kết Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017-2021.

Bốn là,triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu THADS, tổ chức theo dõi việc thi hành án các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về vụ án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Tập trung giải quyết các vụ việc trọng điểm, các vụ việc phức tạp, kéo dài, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng. Chuẩn bị kỹ báo cáo của Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV về công tác thi hành án năm 2021.

Năm là,tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước, nuôi con nuôi, đăng ký giao dịch bảo đảm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục nghiên cứu cải cách hành chính hơn nữa trong lĩnh vực này để kịp thời giải quyết các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Thực hiện hiệu quả Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch; tập trung nguồn lực nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc bảo đảm kết nối, chia sẻ với dữ liệu đăng ký khai sinh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các dữ liệu khác của Bộ, Ngành.

Sáu là,tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; thực hiện có hiệu quả các VBQPPL trong lĩnh vực này và Nghị quyết số 172/NQ-CP của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng và Chỉ thị số 40/CT-TTg của Thủ tướng  Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đấu giá tài sản. Phối hợp tổ chức thành công Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ ba; chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Đại hội đại biểu công chứng viên Việt Nam lần thứ  2. Tiếp tục tổ chức thi hành hiệu quả Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn, Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015-2025; nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL và năng lực cho đội ngũ thực hiện TGPL để góp phần bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động này.

Bảy là,nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hợp tác với nước ngoài về pháp luật, tập trung xây dựng, trình ban hành các Đề án về định hướng hợp tác pháp luật giai đoạn 2021-2025, đề án về tăng cường quản lý nhà nước về hợp tác pháp luật. Các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các chương trình, thỏa thuận, kế hoạch, dự án hợp tác về pháp luật đã được ký kết.

Tám là,tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của các cơ quan tư pháp theo các nghị định mới của Chính phủ. Nghiên cứu, xây dựng Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Rà soát, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức làm công tác pháp chế. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án mới về xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật; xây dựng Học viện tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp; tham gia cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng Đề án kiểm soát chất lượng đào tạo cử nhân luật. Hoàn thành việc xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức tuyển sinh, đào tạo tốt tại các Trường Cao đẳng luật.

Chín là,tâp trung triển khai các dự án thuộc kế hoạch đầu tư năm 2021 và kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Thực hiện hiệu quả Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Tư pháp phiên bản 2.0, Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng, nâng cấp, triển khai và duy trì các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng; nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến do Bộ, ngành Tư pháp cung cấp lên mức độ 3, 4 và thực hiện có hiệu quả việc cung cấp các dịch vụ này trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công của Bộ, Cổng Dịch vụ công của các địa phương.

Mười là,kịp thời triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19; tiếp tục chủ động tham mưu, phối hợp tham mưu cho các cấp, các ngành về khía cạnh pháp lý trong các quyết sách, chỉ đạo phòng, chống dịch, thực hiện “mục tiêu kép”./.

Tác giả bài viết: B.H

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây