Mục tiêu đề ra trong Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 14 tháng 5 năm 2021 của Tỉnh ủy

Thứ hai - 11/10/2021 05:01 685 0
Ngày 14/9/2021, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 3809/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 14 tháng 5 năm 2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII về cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 — 2025.
Theo đó, về công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính, mục tiêu đề ra là phải cải thiện và nâng cao kết quả các chỉ số liên quan đến cải cách hành chính và bảo đảm kết quả năm sau cao hơn năm trước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) nằm trong nhóm 20 địa phương dẫn đầu cả nước và nhóm 03 địa phương dẫn đầu khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Về cải cách thể chế, mục tiêu cơ bản phải hoàn thiện hệ thống các quy định của tỉnh về tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển. Hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt pháp luật, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng, phát triển chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số.
Về cải cách thủ tục hành chính, mục tiêu phải hoàn thành việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử; Tối thiểu 80% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên; Giai đoạn 2022 - 2025 số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã mỗi năm tăng tối thiểu 20% đối với mỗi cấp hành chính; phấn đầu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 100%% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Phấn đấu 100% thủ tục hành chính của các sở, ngành, địa phương có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4. Trong số đó, ít nhất 80% thủ tục hành chính được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%; Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiêu 85%; 90% thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai và cập nhật kịp thời; 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó mà cơ quan nhà nước có thẩm quyên giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.
Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, mục tiêu là phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh; Hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định; Giảm tối thiểu bình quân 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021; Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 90%. Mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 85%.
Về cải cách chế độ công vụ, mục tiêu phải xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước. Phấn đấu đến năm 2025 đạt 100% cán bộ, công chức, viên chức (kể cả cán bộ, công chức cấp xã) đạt tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm. Trong đó: Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện có trình độ chuyên môn sau đại học đạt từ 10% trở lên; 80% cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ đại học, được chuẩn hoá về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác. Đạt 100% công chức cấp xã có trình độ đại học (không bao gồm cán bộ, công chức làm việc tại các xã miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
Về cải cách tài chính công, mục tiêu phải tập trung hoàn thiện các quy định đổi mới cơ chế quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước của tỉnh. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Đến năm 2025, có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chị thường xuyên; 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành việc chuyên đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tự bảo đảm chỉ thường xuyên và chi đầu tư.
Về xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, 100% cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử, chính phủ điện tử được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên địa bàn tỉnh; 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành (không bao gồm nội dung mật) được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; 100% dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền; 80% các hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, không phải cung cấp lại; Triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của UBND cấp tỉnh, cấp huyện: 100% cấp huyện thực hiện họp thông qua Hệ thống này đối với các cuộc họp của UBND; 90% hồ sơ công việc tại cơ quan cấp tỉnh, 80% đối với cơ quan chuyên môn cấp huyện và 60% đối với UBND cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thông thông tin của cơ quan quản lý; Hoàn thành việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 đối với UBND cấp xã./.

Tác giả bài viết: B.H

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây