Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Tư pháp

Thứ tư - 06/10/2021 17:37 467 0
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay, việc triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác chỉ đạo điều hành, trong quá trình giải quyết công việc chuyên môn, nghiệp vụ góp phần đáng kể vào việc hoàn thành các nhiệm vụ của ngành Tư pháp tỉnh Bình Định.
Hệ thống cơ sỡ dữ liệu công chứng, chứng thực tỉnh Bình Định
Hệ thống cơ sỡ dữ liệu công chứng, chứng thực tỉnh Bình Định

Theo đó, việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước nói chung và trong hoạt động của Sở Tư pháp nói riêng không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tỉnh, của Chính phủ và chính quyền các cấp mà còn giúp cho người dân, tổ chức củng như các doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính, làm việc với các cơ quan Nhà nước được nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả.

Do đó, Lãnh đạo Sở Tư pháp đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nhằm thúc đẩy, nâng cao trình độ và kỹ năng sử dụng CNTT cho công chức, viên chức; tăng cường ứng dụng và triển khai sử dụng có hiệu quả các hệ thống phần mềm: phần mềm Lý lịch tư pháp, phần mềm quản lý Hộ tịch, phần mềm Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật, phầm mềm Quản lý trợ giúp pháp lý, phần mềm thống kê…, thường xuyên bổ sung, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, nâng cấp hệ thống mạng củng như công tác bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật thông tin của Sở Tư pháp luôn được quan tâm.

Điểm nổi bật trong triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động tư pháp là việc ứng dụng CNTT trong công tác Hành chính – Bổ trợ tư pháp, đối với lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch trước kia phần lớn đăng ký thủ công, nên việc lưu trữ hồ sơ giấy là chính, khó khăn trong việc cập nhật, tra cứu, thống kê hộ tịch. Nhưng đến khi việc triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, việc nhập dữ liệu, quản lý thông tin hộ tịch đã phát huy hiệu quả đáng kể, giờ đây việc đăng ký, quản lý hộ tịch được thực hiện một cách thuận tiện, khoa học, đem lại hiệu quả cao, hạn chế sai sót, tiết kiệm thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Từ đầu năm 2020 đến nay đã đăng ký khai sinh cho 79.713 trường hợp, đăng ký kết hôn 15.697 trường hợp, đăng ký khai tử 18.169 trường hợp, đăng ký khác 33.623 trường hợp. Đồng thời cung cấp dịch vụ công trực tuyến; triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành về lý lịch tư pháp, cấp phiếu lý lịch tư pháp cho trên 11.741 trường hợp …. Về lĩnh vực Bổ trợ tư pháp trong thời gian vừa qua, Sở đã hoàn thành xây dựng và đi vào vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực tỉnh Bình Định. Thông qua hệ thống này, người dân sẽ có nhiều thông tin trong việc tìm hiểu về tài sản mình cần giao dịch, thay vì phải tự tìm hiểu thì nay chỉ cần "tra cứu" vào hệ thống cơ sở dữ liệu, công chứng viên sẽ liệt kê được những thông tin chính xác nhằm hổ trợ cho người dân trong quá trình thực hiện giao dịch liên quan.

Thực tế, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Tư pháp Bình Định được triển khai toàn diện. Phần mềm văn phòng điện tử, ứng dụng chữ ký số chuyên dùng của Ban Cơ yếu Chính phủ trong quá tình trao đổi văn bản điện tử nội bộ cơ quan và giữa các cơ quan trong tỉnh. Đồng thời, công tác rà soát, cập nhật dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại Nghị định số 52/2015/NĐ-CP củng được ứng dụng hiệu quả. Từ ngày 01/01/2019 đến nay, Sở Tư pháp đã cập nhật được 290 văn bản trên trang http://vbpl.vn, nâng cao số lượng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, đây chính là kênh thông tin pháp luật hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp có thể tìm hiểu, tra cứu, khai thác hệ thống pháp luật của Việt Nam.

(Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật Bình Định)

(Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật Bình Định)

Đáng chú ý, việc ứng dụng công nghệ thông tin được áp dụng trong cả lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật. Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019 - 2021” trên địa bàn tỉnh Bình Định – đây chính là một hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả trong giai đoạn hiện nay; đồng thời tổ chức các ngày hội “Công dân với pháp luật”, các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật...; tăng cường đăng tải các tin, bài viết về pháp luật trên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp và Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bình Định, cung cấp những thông tin pháp luật chính thống, nhanh chóng, kịp thời và đa dạng tới người dân, tổ chức và doanh nghiệp, cũng như công khai số điện thoại đường dây nóng, thư điện tử tiếp nhận, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp và người dân liên quan đến các vấn đề pháp lý.

(Quang cảnh cuộc thi  “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”)

(Quang cảnh cuộc thi  “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”)

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với các cá nhân, tổ chức, Sở Tư pháp đã đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá, công khai, minh bạch thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực của ngành. Theo đó Sở Tư pháp còn thường xuyên rà soát, cập nhật, tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố danh mục, xây dựng phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính, sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính, cắt giảm trên thời gian giải quyết thủ tục hành chính… Đồng thời, tăng cường ứng dụng CNTT để tuyên truyền cho tổ chức, công dân về lợi ích mà dịch vụ bưu chính công ích mang lại nhằm góp phần nâng tỷ lệ hồ sơ được tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, cung cấp đến người dân và tổ chức các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở.

Để làm tốt và phát huy hiệu quả của CNTT trong hoạt động tư pháp thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa TTHC trên tất cả các lĩnh vực của ngành, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Đồng thời, triển khai hiệu quả sử dụng những phần mềm, ứng dụng trong các lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, phổ biến giáo dục pháp luật. Qua đó, nâng cao chất lượng cung cấp thông tin, dịch vụ công cho người dân, tổ chức, tăng tính kết nối cho người dân trong việc tiếp cận với pháp luật dễ dàng và thuận tiện hơn.

Tác giả bài viết: V.H

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây