Sở Tư pháp Bình Định: Tổng kết thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (giai đoạn 2016 – 2020)

Thứ tư - 06/10/2021 17:37 117 0
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ, chăm lo tới lực lượng phụ nữ và phát triển đội ngũ cán bộ nữ thông qua việc ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, pháp luật, chính sách liên quan tới công tác phụ nữ và công tác cán bộ nữ. Những chính sách, quy định trên đã tạo điều kiện và cơ hội để đội ngũ cán bộ nữ nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt, đáp ứng tiêu chuẩn của từng vị trí công tác, nhạy bén, năng động, sáng tạo, từng bước vươn lên, phát huy trí tuệ và sức lao động của bản thân.

Phụ nữ Sở Tư pháp tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Từ năm 2016 đến nay, cán bộnữ giữ chức vụlãnh đạo Sở Tư pháp chiếm tỷ lệ 33,3%và cán bộ nữ giữ chức vụ Trưởng, Phó phòng và tương đương chiếm tỷ lệ 35%.Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 chiếm tỷ lệ 28,6%; Tỷ lệ nữ tham gia Ban chấp hành Công đoàn  chiếm tỷ lệ 28,6%; Tỷ lệ nữ tham gia Ban chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ 40%.

Sở Tư pháp tạo điều kiện cho công chức, viên chức, người lao động nữ được bồi dưỡng nâng cao trình độ và chuẩn hóa cán bộ theo chức danh cả về chuyên môn và lý luận chính trị nhất là cán bộ nữ. Lực lượng lao động nữ của Sở Tư pháp Bình Định luôn nhận được sự ưu tiên trong quá trình học tập, đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành Tư pháp. Từ năm 2016 đến nay, số công chức, viên chức, người lao động nữ Sở Tư pháp tham gia lớp đào tạo trình độ thạc sỹ chiếm tỷ lệ 38,5%; tham gia lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính chiếm tỷ lệ 80%; tham gia bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị chiếm tỷ lệ 41,2%; tham gia bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị chiếm tỷ lệ 66,7%.

Sở Tư­ pháp đã chủ động phối hợp với các đoàn thể trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Chiến lược, Chương trình quốc gia và các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác bình đẳng giới đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động.

Các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được rà soát và thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới. Thường xuyên phối hợp với các Sở, ngành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh với các quy định của pháp luật hiện hành về bình đẳng giới để kịp thời tham mưu sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định không còn phù hợp với quy định hiện hành.

Vai trò, vị thế của công chức, viên chức và người lao động nữ Sở Tư pháp được nâng lên và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của ngành và của cơ quan, đơn vị./.

Tác giả bài viết: B.H

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây