Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp Bình Địnhhttps://stp.binhdinh.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ sáu - 10/12/2021 13:242.7840
Ngày 08/12/2021, Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 52/KH-STP về Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó mục đích nhằm chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành của ngành Tư pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc, xây dựng cơ quan số, chính quyền số và tận dụng tối đa những lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại.
Đồng thời thực hiện hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các hoạt động và các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp tỉnh Bình Định. Mục tiêu cơ bản đến năm 2025 - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai phấn đấu cung cấp 95% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của Sở được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Nghiên cứu cung cấp các dịch vụ mới có tính sáng tạo dựa trên dữ liệu. - Từ 90% hồ sơ công việc tại Sở Tư pháp được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); - 100% văn bản hành chính (trừ văn bản có nội dung mật) được gửi nhận bằng văn bản điện tử; 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê của Sở được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống dùng chung; - 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý nhà nước. Mục tiêu cơ bản đến năm 2030 - 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; - 100% hồ sơ công việc tại Sở được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); - 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
(Ảnh: Internet)
Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, thường xuyên tuyên truyền và tổ chức phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số bằng các hình thức khác nhau như: Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh; trên Cổng thông tin điện tử của Sở; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iDesk), trên các phương tiện thông tin truyền thông, qua các cuộc họp giao ban định kỳ của cơ quan…Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với chương trình hành động, kế hoạch, nhiệm vụ của tỉnh, của Bộ Tư pháp về chuyển đổi số. Về tham gia xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, thực hiện tham gia ý kiến và thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng cơ chế, chính sách phục vụ công cuộc chuyển đổi số của tỉnh. Về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số, đẩy mạnh học tập, chủ động nâng cao nhận thức của công chức, viên chức về các kiến thức về công nghệ thông tin (CNTT), ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động thực thi công vụ. Thực hiện đổi mới, ứng dụng các công nghệ mới vì mục tiêu phát triển bền vững, thúc đẩy sáng tạo trong các lĩnh vực công tác của cơ quan. Về phát triển chính quyền số và xã hội số, tiếp tục duy trì ổn định hoạt động hạ tầng kỹ thuật mạng LAN, đường truyền mạng Internet tốc độ cao, các thiết bị thiết yếu phục vụ cho nhu cầu ứng dụng CNTT; đảm bảo các thiết bị CNTT thực hiện vận hành tốt để phục vụ cho công tác chuyên môn. Chủ động đầu tư, ứng dụng CNTT để giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành, phù hợp với mục tiêu của tỉnh, đáp ứng được cơ bản nhu cầu cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của Sở; sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng, xây dựng hệ thống họp Hội nghị trực tuyến phục vụ công tác chỉ đạo điều hành trên môi trường số… Tiếp tục triển khai thực hiện khai thác sử dụng hiệu quả các phần mềm, ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung của ngành Tư pháp, phục vụ nhiệm vụ công tác chuyên môn: Phần mềm quản lý văn bản điều hành (iDesk); Phần mềm Một cửa điện tử; phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp; Phần mềm thống kê ngành Tư pháp; Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; Phần mềm CSDL công chứng chứng thực (Uchi); Phần mềm Quản lý hộ tịch; Phần mềm báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; Phần mềm về quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý,… từng bước kết nối, chia sẽ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước với nhau để cung cấp dịch vụ công kịp thời, phục vụ người dân và doanh nghiệp nhằm thức đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền đến toàn bộ công chức, viên chức, người lao động của cơ quan về kiến thức an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng, thực hiện sao lưu dữ liệu định kỳ, tăng cường các giải pháp, xử lý kịp thời các sự cố tấn công mạng để đảm bảo hoạt động thường xuyên của Sở. Rà soát và thay đổi mật khẩu các tài khoản ứng dụng đảm bảo an toàn tài khoản của người sử dụng. Duy trì cài đặt phần mềm diệt virus cho các máy chủ, máy trạm nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro do tấn công mạng. Rà soát điều chỉnh, bổ sung nâng cấp các hệ thống mạng công nghệ thông tin của Sở để đảm bảo an toàn thông tin, vận hành an toàn, ổn định, thông suốt.