Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023, định hướng đến năm 2025

Thứ ba - 14/03/2023 16:38 704 0
Nhằm đổi mới căn bản và toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành; tập trung nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng; xây dựng, phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành tạo nền tảng xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và sự hài lòng của người dân trên địa bàn tỉnh; Ngày 10/03/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 44/KH-UBND về chuyển đổi số năm 2023, định hướng đến năm 2025.
ảnh minh họa
ảnh minh họa
Theo đó, Kế hoạch đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2023 về phát triển chính quyền số: 100% các sở, ngành, địa phương triển khai các cơ sở dữ liệu trong Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Bình Định ban hành tại Quyết định số 1253/QĐ-UBND ngày 18/4/2022 của UBND tỉnh; 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 40% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.  Tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính được số hóa đạt 70% đối với cấp tỉnh, 60% đối với cấp huyện, 55% đối với cấp xã; trên 55% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến; 80% hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước hoàn thành phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin;  Trên 70% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản.
Về Phát triển kinh tế số: Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP trên 10%;  Trên 30% các doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh) thường xuyên sử dụng các nền tảng số;  Trên 70% các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý của tỉnh chấp nhận thanh toán học phí, thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt;  Thu hút khoảng 1.500 chuyên gia, lao động làm việc tại Khu Công viên phần mềm Quang Trung – Bình Định.
Mục tiêu đến năm 2025 về phát triển chính quyền số: Hình thành nền tảng dữ liệu và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước; Duy trì 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 60% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa, trên 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến; 100% hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước hoàn thành phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin; Trên 85% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản.
Về phát triển kinh tế số: Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP trên 20%; Trên 50% các doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh) thường xuyên sử dụng các nền tảng số; Trên 85% các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý của tỉnh chấp nhận thanh toán học phí, thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt;  Thu hút khoảng 2.000 chuyên gia, lao động làm việc tại Khu Công viên phần mềm Quang Trung – Bình Định.
Tại Kế hoạch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu  các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số cụ thể để triển khai tại đơn vị, địa phương mình; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đúng mục tiêu và tiến độ đề ra; Đồng thời, tăng cường triển khai sử dụng dịch vụ công trực tuyến một phần, toàn trình trên hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh tại cơ quan, đơn vị mình. Thực hiện việc cập nhật thông tin giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống Dịch vụ công trực tuyến toàn tỉnh, theo dõi và xử lý trách nhiệm đối với các cán bộ, công chức, viên chức giải quyết thủ tục hành chính trễ hẹn…

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây