Hoạt động công chứng, chứng thực không chỉ là dịch vụ công cần thiết để phục vụ lợi ích của người dân, mà còn là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch một cách hợp pháp, đảm bảo rằng các giao dịch dân sự được thực hiện một cách trung thực và là cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp tại tòa án khi có sự xung đột xảy ra. Đồng thời, hoạt động này cũng là công cụ hỗ trợ cho chức năng quản lý của nhà nước, giúp giảm bớt phức tạp và thủ tục liên quan đến các loại giấy tờ cần thiết.
Nghị định số: 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng giao dịch là một bước tiến quan trọng trong việc cải cách hành chính, hướng tới việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đặt họ vào tâm điểm và làm chủ thể của quyền lợi được hưởng.
Trong thời gian 02 ngày từ ngày 10 đến 11 tháng 04 ngoài lượng kiến thức lớn của 3 chuyên đề về: Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp hồng giao dịch được các giảng viên đến từ Cục Hộ tịch-quốc tịch- chứng thực Bộ tư pháp truyền đạt, cái được lớn nhất qua Hội nghị lần này là được trao đổi kinh nghiệm trực tiếp với giảng viên, đồng nghiệp những người hàng ngày thực hiện nhiệm vụ, đây là kinh nghiệm quý, sáng kiến hay, tư duy sáng tạo có trách nhiệm trong công việc. Đặc biệt là kỹ năng xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử với 07 chỉ tiêu của Bộ chỉ số, dịch vụ công trực truyến theo Quyết Định số: 235/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2024 của chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.
Tham gia lớp tập huấn lần này là đội ngũ Công chức chuyên môn của 5 tỉnh miềm Trung phụ trách công tác chứng thực thuộc sở Tư pháp, phòng Tư pháp và một số Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, có nhiều kinh nghiệm, thường xuyên quan tâm hỗ trợ kỷ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho nhiều địa phương, đơn vị, nhất là công tác chứng thực.
Sau Hội nghị, các biện pháp sẽ được triển khai nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại, hạn chế, tiếp tục hướng dẫn cho địa phương phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ./.