Hướng dẫn xây dựng đề án vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định

Thứ ba - 29/08/2023 15:14 2.784 0
Ngày 25/8/2023, Sở Nội vụ tỉnh Bình Định ban hành Hướng dẫn số 1495/HD-SNV về việc xây dựng đề án vị trí việc làm (VTVL) trong các cơ quan, tổ chức hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định. Theo đó, đối tượng xây dựng đề án VTVL là các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Nội dung Đề án vị trí việc làm bao gồm: Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án VTVL; Thống kê và phân nhóm công việc theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất, mức độ phức tạp của từng công việc trong cơ quan, tổ chức; Xác định vị trí việc làm, gồm Bản mô tả công việc, khung năng lực, ngạch công chức đối với từng vị trí việc làm;  Tổng hợp vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức; Kiến nghị, đề xuất (nếu có).
Căn cứ xác định vị trí việc làm: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; Phạm vi, đối tượng phục vụ;...
Căn cứ xác định biên chế công chức: Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm; Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin; Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao; Kế hoạch quản lý, sử dụng biên chế đến năm 2026 của cơ quan, tổ chức; Phân loại VTVL (Phân loại theo khối lượng công việc; Phân loại tính chất, nội dung công việc).
Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức: Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành và vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung do Bộ Nội vụ và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn; Mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm; Tiêu chuẩn ngạch công chức chuyên ngành tương ứng với vị trí việc làm.
Một số lưu ý khi xây dựng Đề án VTVL: Việc xác định vị trí việc làm phải được xác định theo quy định và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức; mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức hành chính theo quy định, đảm bảo số lượng, tên gọi của từng vị trí việc làm (danh mục VTVL) trong Đề án không được vượt quá hoặc thay đối tên gọi vị trí việc làm.
Hồ sơ trình thẩm định đề án vị trí việc làm, bao gồm: Văn bản đề nghị phê duyệt đề án vị trí việc làm; Đề án vị trí việc làm; Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Thông tư của các Bộ chuyên ngành hướng dẫn VTVL công chức nghiệp vụ chuyên ngành hoàn thiện Danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm của 04 nhóm VTVL: Nhóm VTVL công chức lãnh đạo, quản lý; Nhóm VTVL nghiệp vụ chuyên ngành; Nhóm VTVL nghiệp vụ chuyên môn dùng chung và Nhóm VTVL hỗ trợ, phục vụ.
Hằng năm, các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức đã được phê duyệt hoặc có quy định, hướng dẫn mới về vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức. Nếu có sự thay đổi, các cơ quan, đơn vị xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm gửi Sở Nội vụ thẩm định theo quy định./.

Tác giả bài viết: B.H

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây